Với mệnh giá mỗi trái phiếu là 100 triệu đồng, Vietjet đạt doanh thu 51.769 tỉ đồng, tiếp tục nhận tàu bay mới
Hãng hàng không giá rẻ Vietjet đã vận chuyển 19,6 triệu khách với 104.000 chuyến bay trong chín tháng đầu năm nay.
Theo ước tính, Vietjet đang chiếm lĩnh thị phần lớn nhất tại Việt Nam, với 43% thị phần vận chuyển quốc nội và 56% thị phần vận chuyển khách quốc tế.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần quý 3-2024 của hãng đạt hơn 18.100 tỉ đồng. Đây là mức doanh thu quý cao thứ hai kể từ năm 2019.
Doanh thu tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu vận chuyển, du lịch trong nước và quốc tế tăng trở lại, đồng thời hãng bay này mở rộng đường bay, đa dạng các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ.
Trong đó, doanh thu vận chuyển hành khách đóng góp khoảng 86% tổng doanh thu trong chín tháng qua của Vietjet.
Theo báo cáo đánh giá của Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, triển vọng kinh doanh của Vietjet giai đoạn 2024-2025 sẽ khả quan.
Điều này đến từ các yếu tố như ngành hàng không tiếp tục phục hồi với động lực chính từ khách hàng quốc tế và các kế hoạch mở rộng đường bay quốc tế, gia tăng doanh thu.
Đồng thời trong ngắn hạn và trung hạn, Vietjet có thể gặp khó khăn trong việc sắp xếp nguồn thanh khoản cho việc đáo hạn 5.000 tỉ đồng trái phiếu, cùng với đó là đòn bẩy tài chính ngày càng gia tăng khiến áp lực trả lãi vay bào mòn lợi nhuận.
Đầu tháng 11-2024, Vietjet công bố thông tin tòa thượng thẩm Anh đã chấp nhận quyền kháng cáo với toàn bộ năm nội dung kháng cáo của Vietjet trong vụ tranh chấp máy bay thuê/mua.
Hãng cho biết trong giai đoạn căng thẳng của đại dịch COVID-19, các ngân hàng đã bất ngờ chấm dứt hợp đồng thuê - mua ổn định, dài hạn đối với bốn tàu bay.
Trước đó, hãng đã thỏa thuận giãn thanh toán khoản thuê - mua chưa đến 7,4 triệu USD cho bốn tàu bay nêu trên, nhưng các ngân hàng lại bán khoản vay cho FWA, dẫn đến tranh chấp hiện tại.