TP.HCM đề xuất giữ lại một số cơ quan đặc thù

TP.HCM sẽ giảm gần một nửa số đảng bộ trực thuộc Thành ủy và cắt giảm 30% cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Tuy nhiên với vai trò là siêu đô thị đặc biệt có hơn 10 triệu dân, TP.HCM đề xuất giữ lại một số cơ quan đặc thù.
TP.HCM đề xuất giữ lại một số cơ quan đặc thù - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị - Ảnh: TIẾN LONG

Ngày 28-12, Thành ủy TP.HCM đề xuất giữ lại một số cơ quan đặc thù - Ảnh 4.Bí thư Nguyễn Văn Nên: Chính sách cho nhân sự tinh gọn phải hợp lý, hài hòa, thấu đáo

Đồng tình quan điểm trên, TS Nguyễn Trọng Hào - chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cũng cho rằng trong quá trình sắp xếp tinh gọn bộ máy, TP.HCM cần lưu ý việc tương quan với nghị quyết 98, cơ chế đặc thù dành cho TP.HCM.

"Nghị quyết 98 là một cơ chế rất tốt cho TP, giúp chúng ta thực hiện được nhiều việc mà các địa phương khác chưa làm được. 

Việc thực hiện nghị quyết 18 phải đồng thời giữ lại những yếu tố đặc thù của TP.HCM, như Sở An toàn thực phẩm. Những gì mang tính đặc thù của TP thì chúng ta nên mạnh dạn đề nghị với trung ương để tiếp tục duy trì", ông Hào nói.

PGS.TS Nguyễn Tấn Phát, giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng TP.HCM là một siêu đô thị, một đầu tàu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì vậy việc tinh gọn bộ máy phải tuân thủ nghị quyết 18 nhưng vẫn phải phù hợp với đặc thù của TP.

Do đó cần có thể xem xét để giữ lại một số cơ quan, đơn vị đặc thù của TP. Song song đó phát huy nghị quyết 98, đặc biệt là thẩm quyền chuyển chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị sau khi sắp xếp.

TP.HCM đề xuất giữ lại một số cơ quan đặc thù - Ảnh 2.TP.HCM đề xuất giữ lại Sở An toàn thực phẩm

Dự thảo đề án tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị TP.HCM có đề xuất cho phép tiếp tục hoạt động của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM.