Oằn mình hứng nước thải và tình trạng bồi lắng hai bên bờ đã khiến nhiều đoạn sông ở ngoại thành Hà Nội bị "biến dạng", không còn hình hài của dòng
Theo Viện Quy hoạch thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng hạ thấp lòng sông Hồng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất lấy nước của các công trình thủy lợi như cống Cẩm Đình (huyện Phúc Thọ, Hà Nội - dẫn nước vào sông Đáy). Thời điểm cuối tháng 12-2024, phóng viên Tuổi Trẻ thực địa, cống Cẩm Đình cạn trơ đáy
Một số đoạn sông Đáy ở huyện Hoài Đức (Hà Nội)
Sông Đáy chảy dưới đại lộ Thăng Long (thuộc địa phận xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội)
Sông Đáy tại TP Phủ Lý (Hà Nam) nước không đen và không bị bồi lắng như một số huyện ở Hà Nội, nhưng chỉ số quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam cho thấy tại cầu Phủ Lý có thời điểm nồng độ amoni vượt 7,6 lần (amoni trong nước dễ chuyển hóa thành nitrit gây hại cho sức khỏe con người) và oxy hòa tan nhỏ hơn 2,59 lần giới hạn cho phép. Cơ quan chức năng đã phải đưa ra các giải pháp phòng ngừa để hạn chế thiệt hại về nguồn lợi thủy sản
Mặc dù nguồn nước bị ô nhiễm nhưng sông Đáy vẫn đang là "nguồn sống" cho nhiều người dân TP Phủ Lý (Hà Nam) mưu sinh nghề thả lưới, nuôi cá lồng
Cứu sông Đáy bằng cách nào?
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để giải quyết ô nhiễm trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, ngoài những giải pháp lâu dài thì trước mắt cần tập trung xử lý ô nhiễm các sông nội thành Hà Nội (các sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu là nguồn gây ô nhiễm chính cho sông Nhuệ - Đáy).
Thực hiện các giải pháp cấp thoát nước, lưu thông dòng chảy. Tập trung xử lý nước thải của Hà Nội và xử lý nước thải một số làng nghề, cụm công nghiệp của Hà Nam. Triển khai dự án cải tạo phục hồi môi trường, khơi thông dòng chảy để giải quyết ô nhiễm nước sông Nhuệ - Đáy (ở Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình) và sông Châu Giang (ở Hà Nam).