Một số nơi chỉ tăng nhẹ vài món vì nguyên liệu lên giá, cũng có một số chỗ đã tăng đều đều từng ngày. Theo chia sẻ của nhiều người bán, khoảng 15 âm lịch các quán ăn cònThuê áo dài, săn phụ kiện để 'ghi dấu ấn' dịp Tết8 triệu chiếc áo dài đã bán trước Tết, người Việt tiết kiệm 16.000 tỉ đồng nhờ miễn phí giao hàng
Như tại khu vực bán bún riêu của chị Nga, giá đã được chị tăng nhẹ từ ngày 10-12-2024 với một số món trong thực đơn. Cụ thể giá bún riêu, canh bún, bánh đa cua giữ nguyên ở mức 25.000 đồng/tô, riêng bún riêu ốc đã tăng thêm 5.000 đồng lên mức 40.000 đồng/tô.
Chị Nga cho biết chỉ tăng những món nguyên liệu lên giá, còn những món vẫn lấy với giá bình thường thì sẽ giữ nguyên.
“Thông thường tầm 20 âm lịch tôi mới tăng giá đồng loạt lên thêm 5.000 đồng, ra Tết cỡ mùng 10 sẽ bán lại giá bình thường”, chị Nga chia sẻ.
Chị Nga bán ở đây đã lâu, chủ yếu là khách quen sinh sống trong khu vực đến ăn nên chị luôn muốn bán rẻ nhất có thể, lấy số lượng làm lời. Theo chị, khách ăn thấy tăng giá cũng không quá bất ngờ vì năm nào chị cũng tăng nhẹ vào dịp cận Tết.
“Chỉ có năm nay do ốc tự nhiên tăng giá sớm, tôi còn thấy bất ngờ nên buộc phải tăng tô bún ốc lên thêm 5.000 đồng. Chứ mọi năm đúng 20 âm lịch mới tăng đồng giá các món”, chị nói.
Nhiều quán ăn trên đường Phạm Văn Đồng cũng đã tăng giá đồng loạt.
Tại một quán bán bún chay, giá của một hộp bún chay bình thường 15.000 đồng, từ ngày 10-1 đã lên 17.000 đồng. Các món khác trên menu cũng đồng loạt tăng 2.000 - 3.000 đồng.
Theo chia sẻ của anh Định - chủ quán, giá đã tăng được khoảng ba ngày. Anh nói chỉ tăng nhẹ như vậy và kéo dài đến qua Tết chứ không tăng thêm.
“Tăng vậy cũng không lời bao nhiêu đâu. Tại tôi bán cho khách đi đường, ít có mối quen nên tăng nhẹ theo giá rau củ tăng dịp Tết thôi”, anh Định giải thích.
Nhiều chỗ không tăng giá, nhưng đã bắt đầu giảm lượng nguyên liệu trong phần đồ ăn. Như tại xe bánh mì của bà Trần Thị Mai (47 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) đặt trên đường Phạm Văn Đồng cũng đã bớt lượng thịt lại so với thường ngày.
Bà Mai giải thích bán bánh mì rất khó tăng giá, chỉ có hai mức giá cố định 10.000 đồng với 15.000 đồng.
“Thay vì vậy mình bớt thịt trong ổ lại một chút và nói với khách, hầu như ai cũng đều vui vẻ. Làm vậy thấy đỡ ngại hơn tăng giá. Khu này cũng chủ yếu sinh viên mua, tăng giá tội tụi nhỏ”, bà Mai chia sẻ thêm.
Tình thế bắt buộc tăng giá
Bảng giá trong
Giá cắt tóc ở tiệm anh Thanh trên đường Kha Vạn Cân đã sửa bảng tăng giá - Ảnh: AN VI
Để phục vụ đợt cao điểm Tết, anh Thanh nói phải "năn nỉ" nhân viên về quê trễ hơn và phải tính tiền công nhiều hơn.
“Một mình tôi làm không xuể, phải giữ hai nhân viên ở lại tới 28 Tết mới về. Mà từ 20 Tết tôi sẽ tính lương cao hơn cho nhân viên chứ không lẽ bắt người ta làm với giá cũ. Nói thật tăng giá không làm chúng tôi giàu thêm, tình thế bắt buộc nên đều phải tăng”, anh Thanh bày tỏ.
Còn theo chị Nga bán bún riêu ở chợ Ga, nếu kiểm soát được giá cả thực phẩm thì những chủ quán như chị sẵn sàng không tăng giá.
“Giá cả nguyên liệu đầu vào, nhất là rau thịt càng cận Tết càng tăng giá chóng mặt. Đây là chuyện năm nào cũng diễn ra. Nhiều người không biết vì không phải đi chợ sớm khuya mỗi ngày, nên cứ trách chúng tôi tại sao tăng giá”, chị Nga nói.
Anh Định thì cho rằng với những quán có sẵn mặt bằng của nhà như anh còn đỡ. Chứ nếu thuê để kinh doanh, người bán phải trả tiền đủ bảy ngày Tết, dù những ngày đó hầu như rất ít khách và thường các quán cũng sẽ tạm đóng cửa.