Nhà hát Hồ Gươm hai đêm 11 và 12-1 kín người. Live concert Sau hơn 30 năm, ca sĩ Thanh Lam hát nhạc Thanh Tùng còn hay nữa không?
Đây là lần đầu tiên những sáng tác tiêu biểu nhất của nhạc sĩ được trình diễn theo hình thức này, nhắc nhớ khán giả một khía cạnh khác trong di sản Thanh Tùng.
Đó là giai đoạn ông đảm nhiệm vai trò chỉ huy và nhà soạn nhạc của Dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình TP.HCM.
Nguyễn Ngọc Anh có một giọng hát mỏng, gợi cảm nhưng có vẻ chưa "ăn rơ" với chất nhạc cổ điển và nhạc điện tử giao thoa vốn cần một giọng hát dày dặn hơn.
Mở màn bằng Giọt sương trên mí mắt vì thế thiếu đi sức sống bản nguyên của bài hát này. Ngọc Anh còn kết hợp với Lân Nhã bài Lối cũ ta về và solo cùng dàn nhạc bài Ngôi sao cô đơn.
Ca sĩ được mong đợi nhất có lẽ là Thanh Lam. Không ít người phải thở phào vì nghệ sĩ bớt trưng trổ kỹ thuật và "cháy" vừa phải nhưng đầy lưu luyến, diễn tả chính xác âm nhạc của nhạc sĩ quá cố.
Bớt đi vẻ tươi mới của hơn 30 năm trước,
Thanh Tùng Legacy Of Love có sự tham gia của Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời với hơn 70 nghệ sĩ và âm thanh hiện đại từ ban nhạc điện tử Sơn Thạch band.
Phải dành lời khen cho nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng bởi sự chuyển soạn đậm không khí classical crossover vừa có tính học thuật mà vẫn gần gũi, dễ nghe.
Đêm nhạc không chỉ có các "nhạc cụ" là giọng hát mà còn có các tiết mục hòa tấu Tình không biên giới, phim Ván bài lật ngửa, Một mình, Hát với chú ve con... Lương Khánh Nhi solo piano Đếm lá ngoài sân, Quyền Thiện Đắc solo saxophone Trái tim không ngủ yên.
Nhưng thích nhất là Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn guitar, có lẽ không nhiều lần khán giả của Thanh Tùng được nghe hòa tấu bản nhạc này.