Không phải Hàng long thập bát chưởng, đây mới là võ công giúp Tiêu Phong áp chế quần hùng

Trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung, Tiêu Phong luôn được biết đến với võ công cao cường và khí phách hào hùng làm say mê bao thế hệ độc giả.

Kiều Phong, hay còn gọi là Tiêu Phong, là một trong ba nhân vật chính trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ của Kim Dung, cùng với Đoàn Dự và Hư Trúc. Chàng cũng là một trong những cao thủ xuất sắc nhất trong thế giới kiếm hiệp của Kim Dung.

Nhắc đến võ công của Tiêu Phong, ngoài Hàng long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp và Long trảo thủ, một môn quyền pháp khác ít được nhắc đến nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong trận chiến của ông tại Tụ Hiền trang – đó chính là Thái tổ trường quyền. 

Mặc dù chỉ xuất hiện một lần trong truyện, bộ quyền pháp này lại thể hiện rõ uy lực và kỹ năng võ học thượng thừa của Tiêu Phong.

Tương truyền Thái tổ trường quyền do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn sáng tạo ra, đánh khắp thiên hạ không địch thủ, sau lập ra được Đại Tống. Bộ quyền pháp này được coi là tuyệt học Thiếu Lâm.

Hàng long thập bát chưởng thường được biết đến là võ công mạnh nhất của Tiêu Phong.

Hàng long thập bát chưởng thường được biết đến là võ công mạnh nhất của Tiêu Phong.

Trong Thiên long bát bộ, Tiêu Phong đã sử dụng bộ quyền pháp này tại Tụ Hiền trang, nơi ông bị hàng trăm cao thủ giang hồ vây công. 

Dưới tay Tiêu Phong, những chiêu thức tưởng như cơ bản của Thái tổ trường quyền lại mang sức mạnh kinh người, đẩy lùi nhiều cao thủ một cách dễ dàng.

Người truyền dạy Thái tổ trường quyền cho Tiêu Phong chính là Huyền Khổ đại sư của Thiếu Lâm Tự. Năm 7 tuổi, trong một lần đi kiếm củi, Tiêu Phong bị bầy sói tấn công và may mắn được Huyền Khổ cứu giúp, sau đó đưa về Thiếu Lâm Tự nuôi dưỡng. Dù sau này được đón về Cái Bang, Tiêu Phong vẫn học được một số võ công Thiếu Lâm, bao gồm cả Long trảo thủ và Thái tổ trường quyền.

Bi kịch của cao thủ hài hước nhất kiếm hiệp Kim DungKiếm hiệp Kim Dung: Sự thật về tứ đại ác nhân

Tại Tụ Hiền trang, Tiêu Phong đối mặt với nhiều cao thủ, trong đó có Huyền Nạn đại sư của Thiếu Lâm. Cả hai cùng sử dụng Thái tổ trường quyền, nhưng Tiêu Phong luôn ra đòn chậm hơn nhưng lại đến sớm hơn, hóa giải chiêu thức đối phương một cách dễ dàng. Điều này khiến quần hùng phải kinh ngạc và thán phục.

Dù bị gán nhiều tội danh và bị xem là người Khiết Đan đối địch với nhà Tống, Tiêu Phong vẫn dùng chính bộ quyền pháp của người Hán để chiến thắng. Nếu ông dùng những tuyệt học khác, có lẽ sẽ bị lên án là kẻ làm ô danh võ học Trung Nguyên. Nhưng bằng chính Thái tổ trường quyền, Tiêu Phong đã áp đảo hoàn toàn đối thủ, khiến quần hùng không thể phản bác.

Trận chiến này không chỉ thể hiện bản lĩnh vô song của Tiêu Phong mà còn chứng minh rằng, không phải Hàng long thập bát chưởng, mà chính Thái tổ trường quyền mới là môn võ công giúp ông áp chế quần hùng một cách ngoạn mục.

Quốc Tiệp (t/h)