
Nghị quyết Quốc hội tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn nhằm thúc đẩy đầu tư kinh doanh, khơi thông dòng vốn... Trong ảnh: công nhân làm việc tại Nhà máy AA Tây Ninh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bảy luật quan trọng được sửa cùng lúc gồm
Quốc hội thảo luận sửa 7 luật quan trọng hướng đến cắt giảm thủ tục, tháo gỡ rào cản đầu tư cho doanh nghiệp, trong đó có Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… Trong ảnh: hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết
Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua dù chưa có những điều khoản mạnh mẽ cắt bỏ một số thủ tục như chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư... nhưng nhiều đại biểu nhìn nhận nếu làm tốt các chính sách, doanh nghiệp sẽ "dễ thở" hơn.
12 nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, cạnh tranh và tiếp cận nguồn lực đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nếu được cụ thể, hiện thực hóa sẽ cải thiện môi trường kinh doanh (đúng như tên gọi của chương này trong nghị quyết).
Quốc hội thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Trong ảnh: công nhân lắp ráp ô tô tại một doanh nghiệp tư nhân - Ảnh: HỮU HẠNH
Tổng Bí thư Tô Lâm:
Triệt tiêu lợi ích cục bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN
Tổng Bí thư Tô Lâm khi phát biểu tại tổ về dự luật 1 luật sửa 7 luật đã nhiều lần khẳng định thể chế là một điểm nghẽn, kìm hãm sự phát triển, đồng thời cũng xác định rõ thể chế, pháp luật là động lực, nền tảng phát triển đất nước, "ai cũng phải làm việc theo pháp luật thì mới có sức mạnh".
Theo Tổng Bí thư, quy định luật pháp phải huy động được sức mạnh, sự đồng tình, sự tham gia của người dân, bởi đây là nguồn lực rất lớn. Bộ Chính trị cũng nêu lên những quan điểm chính về xây dựng thể chế, xây dựng pháp luật được thể hiện trong nghị quyết 66. Vì vậy, kỳ họp thứ 9 của Quốc hội là kỷ lục trong sửa đổi, bổ sung nhiều luật, nhưng chủ yếu sửa một số điều...
"Luật nọ lại liên quan đến luật kia, rất phức tạp. Như các đại biểu góp ý, tôi thấy nếu sửa một số điều nó lại vướng vào những điều khác. Tại vì quy định quá nhiều lĩnh vực, những điều luật quá chi tiết, quá cụ thể. Bây giờ khái quát lên thì không được, nếu cứ tình trạng này thì không thể sửa được luật nào. Nếu sửa luật này không đồng bộ luật kia thì thực hiện thế nào...", Tổng Bí thư phân tích.
Để thực hiện hiệu quả việc sửa đổi thể chế pháp luật, Tổng Bí thư lưu ý xây dựng pháp luật phải thực thi pháp luật, gắn liền với công khai, minh bạch, thuận tiện tối đa cho người dân, cho doanh nghiệp, cho toàn xã hội với tinh thần luật pháp không phục vụ cho lợi ích của một nhóm nào cả. Vì vậy cần phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm, xóa bỏ cơ chế xin - cho, triệt tiêu các lợi ích cục bộ và các đặc quyền, đặc nhóm.
Tổng Bí thư cũng chỉ ra hoạt động đầu tư công cũng khó khăn, cùng tiêu tiền nhà nước, tiền địa phương "không hợp tác được với nhau". Hợp tác công - tư hay triển khai dự án theo BOT, BT đều vướng, tạo ra bức xúc, dự án không thể đẩy nhanh được, đấu thầu không chọn được người tốt.
Trong khi đó, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân bị "ghẻ lạnh", kể cả mua công nghệ, thậm chí mua cả nhà máy sản xuất ở nước ngoài nhưng về Việt Nam lại không được làm. Theo Tổng Bí thư, nguồn lực ở đây vô cùng lớn. Vì vậy, cần phải sửa các luật để khơi thông, tháo gỡ để giải ngân vốn đầu tư công nhanh, thúc đẩy hợp tác được công tư.
Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ (chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Xuân):
Cần xóa nỗi lo bị xử lý vì sai sót vô tình
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Góp ý tại tổ, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng cơ chế chỉ định thầu giúp đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chủ động đầu tư. Tháo gỡ dự án PPP, nhất là các dự án giao thông (đặc biệt nâng cấp cao tốc) về thu phí, sẽ thúc đẩy đầu tư và khai thác hiệu quả hơn.
Ông Hòa dẫn chứng tuyến Mỹ Thuận - Trung Lương quá tải nhưng không thể nâng cấp do quy định hiện hành không cho phép áp dụng hợp đồng BOT. Sửa đổi quy định sẽ giúp các dự án PPP khai thác hiệu quả hơn.
Dù vậy, đại biểu Hòa lưu ý việc áp dụng chỉ định thầu cần đánh giá kỹ lưỡng do thời gian qua có tình trạng phức tạp, gây bất lợi cho Nhà nước. Với dự án doanh nghiệp nhà nước, cần tối ưu bằng cách kết hợp chỉ định thầu và chào giá cạnh tranh.
Về quy định tháo gỡ đầu tư công, cần cân nhắc việc UBND cấp xã làm chủ đầu tư nhóm B, C trong bối cảnh không còn mô hình hành chính cấp huyện, nhất là khi hiện nay cấp huyện có ban quản lý dự án.
Đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) đề nghị đánh giá kỹ hơn dự án luật, đảm bảo khơi thông nguồn lực, tháo gỡ điểm nghẽn. Đặc biệt, cần nghiên cứu kỹ cơ chế chỉ định thầu đảm bảo hiệu quả, khả thi.
Giải đáp các băn khoăn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu quan điểm, việc sửa, bổ sung 7 luật liên quan lĩnh vực tài chính là cắt giảm tối đa thủ tục hành chính và tăng phân cấp, phân quyền, tạo sự thông thoáng từ Chính phủ xuống các bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện mục tiêu "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Chia sẻ băn khoăn của đại biểu về cơ chế giám sát ra sao khi tăng phân cấp, phân quyền, ông Thắng nói "phải chấp nhận", bởi phân cấp, phân quyền luôn đi đôi với trách nhiệm.
Theo đó, trách nhiệm các bộ ngành trong giám sát, kiểm tra sẽ phải tăng lên khi tăng phân cấp cho doanh nghiệp. Việc mở, tăng phân cấp này là tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp, nên quá trình làm ai đó vì mục đích cá nhân, vi phạm thì phải chịu trách nhiệm.
