'Đi phượt' metro xưa và nay - Kỳ 1: Xuyên qua con đường di sản

Sài Gòn là đô thị đầu tiên ở Đông Dương sở hữu đường sắt đô thị - tức metro (tên gọi tắt của metropolitan railway). Vào ngày 27-12-1881, cư dân Sài Gòn ngỡ ngàng chứng kiến đoàn xe "thở ra lửa", hú còi, lăn bánh rầm rập trên đường sắt.
'Đi phượt' metro xưa và nay - Kỳ 1: Xuyên qua con đường di sản - Ảnh 1.

Xe điện đi từ chợ Bến Thành qua đại lộ Lê Lợi rẽ qua Nhà hát thành phố thập niên 1930, góc bên phải là khách sạn Nhà hát, nay là vị trí khách sạn Caravelle. Ngày nay, trùng hợp dưới lòng đất con đường này là metro từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát - Ảnh: Bưu ảnh nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc

Ngày ấy, có thể coi đoàn xe "kỳ lạ" này là

Bến xe điện và xe buýt trước chợ Bến Thành thập niên 1950, góc bên phải là tòa nhà hỏa xa vẫn còn hiện hữuẢnh: Bưu ảnh của nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc

Đoạn đường phồn hoa văn hóa và thương mại

Sau ga Ba Son, khách ghé vào ga Nhà hát thành phố với hai cổng ra vào, đặt trên đại lộ Lê Lợi. Cổng ở gần nhà hát nhất, khoảng 20 bước chân, nằm trước trụ sở Saigontourist. Cổng còn lại đặt ở cuối khách sạn Rex, gần giao lộ Pasteur. 

Bước ra từ hai cổng, khách gặp ngay những hình ảnh thân quen của khu vực danh giá nhất Sài Gòn. Trong đó, kiến trúc Nhà hát thành phố, hoàn thành năm 1901, là một biểu tượng văn hóa quý phái và quốc tế. Hai bên Nhà hát là hai khách sạn lừng danh - Continental 1905 và Caravelle 1959 hợp cùng đường Đồng Khởi - tên thời Pháp là Catinat, là những "địa chỉ vàng" xuyên thế kỷ. Đối xứng với Nhà hát ở đoạn cuối đại lộ Lê Lợi là nhà ga Bến Thành và quảng trường Quách Thị Trang mênh mông.

Thật bất ngờ, con đường ngầm metro từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố chạy song song bên dưới tuyến đường sắt đô thị - vận hành trong các thập niên 1920 - 1950 trên mặt đường Bonard (Lê Lợi). 

Vào thời kỳ phôi thai, đoàn xe chạy trên đường sắt bằng đầu máy hơi nước, người Pháp gọi là tramway, còn dân Sài Gòn gọi là xe lửa nhỏ. Từ lúc có điện dồi dào, thay bằng xe mới, dân ta gọi ngay là xe điện. Khu vực phố chợ Bến Thành - ra đời năm 1914, là cột mốc nảy nở nội thành đông vui đầu thế kỷ 20.

'Đi phượt' metro xưa và nay - Kỳ 1: Xuyên qua con đường di sản - Ảnh 3.

Bản vẽ các đường xe điện, nhà ga hiện hữu và dự kiến ở Sài Gòn năm 1918- Ảnh tư liệu của Phúc Tiến

Từ Bến Thành có các đường xe điện ra công trường Rigault de Genouilly (Mê Linh) gần Sở Ba Son, ra Phú Nhuận hướng lên Gò Vấp và chạy dọc kinh Tàu Hủ và đại lộ Galliéni (Trần Hưng Đạo) để vào Chợ Lớn - ga chính ngày nay là vị trí khách sạn Đồng Khánh. 

Từ cuối thế kỷ 19 sang nửa đầu thế kỷ 20, đồng hành với đường thủy, xe lửa nhỏ và xe điện luôn có đích đến là Chợ Lớn - trung tâm chế biến nông sản và giao thương lớn nhất Nam Kỳ. Khu vực đường Charner (Nguyễn Huệ) và đường Hàm Nghi (La Somme) cũng là nơi đặt đường sắt đô thị từ rất sớm. 

Tôi ước rằng chẳng bao lâu nữa dưới ga Bến Thành, Nhà hát và Ba Son và ở những con đường kể trên sẽ có nhiều hình thức quảng bá trực quan về chuyện đời metro và đô thị.

Và tại sao không có những tour lịch sử qua metro? Xin đừng lãng phí lịch sử xưa trong lịch sử nay ngay khi lữ hành trên những phương tiện giao thông hiện đại.

Và rồi, sẽ càng vui hơn nữa khi thế hệ hôm nay thử "đi phượt" hành trình từ metro cổ điển đến metro tân thời, thông qua ký ức lịch sử và trải nghiệm thực tế. Ngoài ra, trong những cuộc "viễn du" nhiều nước xa gần, chúng ta còn có dịp đối sánh với metro Việt Nam.

Những chuyến "đi phượt" lên xuống đặc biệt này sẽ giúp chúng ta tận hưởng tiện nghi lữ hành tiên tiến, đồng thời còn giúp tìm hiểu những biến đổi cảnh quan và đời sống của Sài Gòn và các đại đô thị trong quá khứ và hiện tại. Nào, mời bạn ra ga metro nhanh nhanh nhé!

>> Kỳ tới: Giao tình metro

'Đi phượt' metro xưa và nay - Kỳ 1: Xuyên qua con đường di sản - Ảnh 3.Sớm thuộc làu 'cẩm nang đi metro'

Để giúp bạn đọc làm quen dần với tuyến metro số 1, các loại hình kết nối cũng như những điều chỉnh cụ thể, Tuổi Trẻ đã trao đổi với các bên liên quan để thêm thông tin cần thiết như "cẩm nang đi metro".