Cần người điều tiết giao thông giúp dân đi thông về thoáng

Kẹt xe, ùn tắc là chuyện thường ngày nhưng những ngày cuối năm lại nóng hơn bởi hai lý do: cả xã hội chuẩn bị đón Tết và câu chuyện phạt "khủng".
Cần người điều tiết giao thông giúp dân đi thông về thoáng - Ảnh 1.

Khi ngàn xe chôn chân tại chỗ thì điều mà mọi người luôn nghĩ tới là có người điều tiết giao thông - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Ai cũng muốn "đi nhanh về lẹ" mà không dính phạt để có những ngày xuân trọn vẹn.

Nhưng khi đường sá chỉ có thế mà người người đổ ra đường, mong muốn này hoàn toàn mâu thuẫn. Thôi thì chỉ mong "đi thông về thoáng", không dính phạt, nhưng xem ra quá khó. Liệu có cách nào xoay chuyển tình thế?

Thực tế những ngày này nếu cứ đúng luật "đỏ dừng - xanh đi" thì sẽ vào cảnh chờ nhiều lượt đèn đỏ vẫn chưa ra khỏi giao lộ như Kẹt xe cuối năm có lối nào thoát?Kẹt xe, nhiều người ở TP.HCM vẫn kiên nhẫn bật xi nhan, chừa lối đợi rẽ phải

Nhưng nếu cũng ở giao lộ ấy, trong khi chờ ngành giao thông vận tải điều chỉnh biển báo tín hiệu, nếu có cảnh sát giao thông, dân phòng, thậm chí một người dân tốt bụng đứng ra "điều hành" thì việc đi lại sẽ trật tự hơn.

Có người điều tiết thì những người đi càn, lái ẩu cũng phải "ngoan" hơn. Một khi bớt đi những người đi ẩu, tình trạng ùn tắc cũng giảm bớt, mọi người vẫn lưu thông được. Dù có chậm còn hơn đứng chôn chân một chỗ.

Chẳng hạn trên những đường chính có đường sắt cắt ngang như tại TP.HCM, dù có bảng quy định các xe từ trong đường cắt ngang phải rẽ phải bắt buộc nhưng nhiều xe cứ cắt ngang. Trường hợp này phạt không có gì phải bàn cãi.

Nhưng các anh điều tiết giao thông chỉ tuýt còi, hướng dẫn bà con rẽ theo đúng quy định, không cắt ngang đường chính. Đây là hành động đẹp, được người dân ghi nhận và đánh giá cao.

Khi có người muốn phạt cho chừa thì ôi, cả đoạn đường đang cần các anh điều tiết giao thông hơn mà lại lơi tay qua ghi biên bản thì kẹt càng thêm kẹt.

Một sự "bỏ qua" thế này đi kèm một tiếng tuýt còi, một cái phất tay chỉ hướng đi đúng khiến số người hài lòng nhiều hơn số người muốn phạt. Cách xử lý tình huống như thế cần được nhân rộng.

Ví dụ khác ở đường có ba làn xe (ôtô, hỗn hợp và xe máy), mọi người chạy xe theo kiểu "điền vào chỗ trống", chẳng còn phân biệt đâu là làn ôtô, đâu là làn xe máy. Người có quan điểm nghiêm khắc có thể không đồng tình và yêu cầu cứ theo luật mà xử (vì lấn làn).

Người có xu hướng linh hoạt cho rằng mục tiêu cuối cùng là làm sao cho người dân "đi thông về thoáng" mà không quá nguy hiểm hay mất an toàn giao thông. Luật cho phép lực lượng điều tiết giao thông có vai trò quyết định trong những tình huống thực tế.

Và khi ngàn xe chôn chân tại chỗ thì điều mà mọi người luôn nghĩ tới là có người điều tiết giao thông.

Trong những ngày mọi người cùng tất bật lo đón Tết, xã hội rất cần các anh có mặt tại các điểm nóng giao thông để hướng dẫn bà con đi lại.

Hình ảnh các anh lọt thỏm giữa rừng xe di chuyển trong trật tự chính là chuyển hóa từ "đi nhanh về lẹ" thành "đi thông về thoáng". Có các anh, điểm kẹt xe có thể giảm tông dần xuống ùn ứ rồi từ từ thành "đi thông về thoáng".

Qua hơn chục ngày áp dụng phạt "khủng", bà con mình đã biết sợ phạt, chỉ mong được các anh giúp dân "đi thông về thoáng".

Giúp dân đi thông về thoáng - Ảnh 1.Về quê ăn Tết, chú ý 'điểm nóng' kẹt xe

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến rất gần, người dân ở TP.HCM bắt đầu tất bật chuẩn bị hành trình về quê vui đón Tết. Những ngày qua, nhiều lực lượng đang dồn sức lên kế hoạch phục vụ bà con đi lại thuận tiện, bình an nhất có thể.