Zalo có những dấu hiệu này, 90% tài khoản của bạn đang bị hack: Đề phòng ngay

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy tài khoản Zalo của bạn đang bị hacker xâm nhập

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin kéo theo sự gia tăng đáng kể của các loại tội phạm công nghệ cao. Những kẻ xấu ngày càng tinh vi, có thể đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài khoản của người dùng mà không để lại bất kỳ dấu vết rõ ràng nào. Vậy làm sao để nhận biết tài khoản của bạn có đang bị xâm nhập hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn cảnh giác:

1. Mật khẩu đột nhiên không hoạt động: Nếu bạn không thể đăng nhập vào tài khoản và nhận thông báo yêu cầu đổi mật khẩu mới, đây có thể là dấu hiệu cho thấy tài khoản của bạn đã bị hack. 

2. Thông báo đăng nhập từ thiết bị lạ: Khi tài khoản của bạn được đăng nhập từ một thiết bị hoặc vị trí địa lý khác thường, ứng dụng thường sẽ gửi thông báo. 

3. Xuất hiện bài đăng lạ trên trang cá nhân: Nếu bạn thấy những bài đăng không phải do mình thực hiện, đặc biệt là những nội dung liên quan đến quảng cáo, hoặc các đường link đáng ngờ, rất có thể tài khoản của bạn đã bị xâm nhập.

4. Hoạt động bất thường trên tài khoản: Những hành động như thích, bình luận, chia sẻ bài viết, hoặc thay đổi danh sách bạn bè mà bạn không thực hiện là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tài khoản của bạn đang bị kiểm soát bởi người khác.

5. Tin nhắn lạ được gửi đi từ tài khoản của bạn: Nếu bạn nhận được phản hồi từ bạn bè về những tin nhắn lạ, chẳng hạn như hỏi vay tiền hoặc gửi các đường link đáng ngờ, đây là dấu hiệu cho thấy tài khoản của bạn đã bị hack.

6. Thông tin cá nhân bị thay đổi: Khi nhận được thông báo về việc thay đổi thông tin cá nhân như tên người dùng, ảnh đại diện, số điện thoại mà bạn không hề thực hiện, hãy lập tức kiểm tra và bảo mật lại tài khoản của mình.

 Nguyên nhân tài khoản Zalo của bạn bị hack?

Ngoài việc bị hacker tấn công, tài khoản của bạn có thể bị mất do một số nguyên nhân khách quan như:

1. Mật khẩu đơn giản: Đặt mật khẩu dễ đoán như tên, ngày sinh hoặc chuỗi ký tự đơn giản khiến tài khoản dễ bị xâm nhập. Thông tin cá nhân công khai càng làm tăng nguy cơ bị lộ.

2. Đăng nhập trên nhiều thiết bị: Sử dụng tài khoản trên nhiều thiết bị hoặc địa điểm không an toàn tạo ra lỗ hổng bảo mật, tạo cơ hội cho hacker tấn công.

3. Truy cập link hoặc ứng dụng độc hại: Nhấp vào đường link lừa đảo hoặc tải ứng dụng không rõ nguồn gốc có thể khiến mã độc đánh cắp thông tin đăng nhập của bạn. 

Cần làm gì khi bị hack Zalo?

Khi phát hiện vấn đề với tài khoản của bạn, Zalo sẽ gửi cảnh báo. Tuỳ thông báo mà người dùng cần xử lý cho phù hợp để tránh trường hợp bị mất tài khoản. Theo Zalo, họ có 3 cách cảnh báo với 2 trường hợp cho mỗi cách để người dùng ứng xử.

Cảnh báo 1: Có phải bạn vừa yêu cầu mã kích hoạt?

Thông báo này xuất hiện khi tài khoản của bạn được đăng nhập trên một thiết bị lạ và Zalo kích hoạt câu hỏi bảo mật.

Nếu thực sự bạn là người đăng nhập, chỉ cần nhấn "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo và chọn "Đây là tôi" để tắt cảnh báo.

Nếu bạn không đăng nhập từ thiết bị lạ mà vẫn nhận được thông báo này, hãy nhấn "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo. Sau đó, chọn "Không phải tôi" => "Chặn ngay" và thay đổi mật khẩu Zalo của bạn ngay lập tức.

Cẩn trọng để tránh bị mất tài khoản Zalo khi nhận được những thông báo đó.

Cảnh báo 2: Có phải bạn vừa đăng nhập, yêu cầu mã kích hoạt

Bạn có thể nhận được cảnh báo yêu cầu mã kích hoạt khi đăng nhập tài khoản Zalo từ một thiết bị lạ. Nếu chính bạn là người yêu cầu mã kích hoạt, chỉ cần nhấn "Kiểm tra bảo mật" để vào trang kiểm tra bảo mật của Zalo và chọn "Đây là tôi" để tắt cảnh báo.

Nếu không phải bạn yêu cầu mã kích hoạt, hãy nhấn "Kiểm tra bảo mật" để vào trang kiểm tra bảo mật của Zalo và chọn "Không phải tôi" để xử lý. Sau đó, chọn "Chặn ngay" để ngừng yêu cầu mã kích hoạt từ thiết bị lạ.

Nếu bạn không còn sử dụng số điện thoại đăng ký tài khoản Zalo, hãy chọn "Đổi số điện thoại" để thay đổi số đăng ký từ số cũ sang số mới.

Trước khi mở một tin nhắn hoặc nhấp vào một liên kết, hãy kiểm tra xem người gửi là ai và xem có liên quan đến bạn không. Nếu bạn không quen biết người gửi hoặc tin nhắn, liên kết không có mối liên quan đến bạn, hãy cẩn thận và không mở nó.

Cảnh báo 3: Có phải bạn đang muốn đăng nhập?

Bạn nhận được cảnh báo này khi tài khoản của bạn đang được đăng nhập trên thiết bị lạ và kích hoạt câu hỏi bảo mật của Zalo.

Trường hợp 1: Nếu không phải bạn

- Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.

- Bấm "Không phải tôi" để bắt đầu xử lý vấn đề bảo mật.

- Bấm "Chặn ngay" để chặn thiết bị lạ đăng nhập.

- Bấm "Đổi mật khẩu" để đổi mật khẩu cho tài khoản Zalo của bạn.

Trường hợp 2: Nếu đúng là bạn

- Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.

- Bấm "Đây là tôi" để tắt cảnh báo này.

Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo, khi dùng mạng xã hội, ngoài thực hiện bảo mật hai lớp, cài đặt chế độ cảnh báo đăng nhập, thiết lập quyền riêng tư… cần hạn chế đưa các thông tin cá nhân của bản thân như căn cước công dân, thông tin ngân hàng, email sử dụng các giao dịch quan trọng, ngày tháng năm sinh của trẻ nhỏ…

Không nên sử dụng lưu mật khẩu trên thiết bị chung; Không sử dụng wifi miễn phí để đăng nhập các thông tin quan trọng liên quan đến giao dịch cá nhân, giao dịch tài khoản ngân hàng…

Đặc biệt, tuyệt đối không đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản mạng xã hội. Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biện pháp để đảm bảo an toàn. Mật khẩu mạnh có chứa kí tự hoa, thường, đặc biệt, các số và các dấu chấm câu và sử dụng một mật khẩu cho mỗi trang web.