
MV Bắc Bling là một trong những sản phẩm nhạc Việt trụ top lâu nhất gần đây
Tới 17-7,
MV Gã săn cá
Thị trường nhạc Việt sẽ thay đổi
Theo thông tin đăng tải trên blog của YouTube mới đây, Trending ra mắt lần đầu tiên năm 2015, được chia thành bốn hạng mục nhỏ là Now (hiện tại), Âm nhạc, Trò chơi và Phim - "cập nhật những xu hướng đang thịnh hành trên YouTube, giúp người dùng khám phá các video âm nhạc, trailer, clip hài mới nhất và mọi thứ khác mà mọi người đang xem hiện nay".
Nhắc đến các MV top trending không thể không điểm danh MV Chúng ta của hiện tại của Sơn Tùng M-TP
Tại Việt Nam, top trending từ lâu đã trở thành một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ thành công và lan tỏa của một sản phẩm âm nhạc (chủ yếu nhạc đại chúng). Nhiều nghệ sĩ lấy đó làm mục tiêu chính mỗi khi ra mắt MV mới.
Việc một MV đạt vị trí cao không chỉ mang lại sự nổi tiếng mà còn thúc đẩy giá trị thương hiệu của nghệ sĩ. Có những nghệ sĩ sống "ngon" và lên hạng nhờ sản phẩm trụ top 1.
Cơ hội cho nội dung chất lượng cao
Là người sáng tác Bắc Bling của Hòa Minzy - từng vào top trending âm nhạc thịnh hành ở Việt Nam và cả toàn cầu trên YouTube, nhạc sĩ Tuấn Cry nói với Tuổi Trẻ rằng việc lên top trending không hẳn là đánh giá tốt nhất.
Song đó cũng là một trong những căn cứ cho thấy mức độ thành công cũng như lan tỏa của một dự án.

Cắt đôi nỗi sầu của Tăng Duy Tân cũng từng chiếm lĩnh thứ hạng cao trên top trending
Tuấn Cry ghi nhận giá trị lớn nhất của việc vào top đó là "dễ làm truyền thông, quảng bá dự án và giúp khán giả tiếp cận sản phẩm nhanh hơn, trực tiếp hơn".
Song phía ngược lại, anh cũng "cảm thấy người ta quá phụ thuộc và chạy theo top trending, không quan tâm tới những giá trị lớn hơn. Top trending vừa lợi vừa hại".
Với thị trường âm nhạc gần như "cột chặt" vào sự hào nhoáng của các số liệu, khi mục Trending bị khai tử, thị trường nhạc Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn trong tiếp cận, đánh giá sản phẩm cũng như cống hiến của nghệ sĩ.
Tuấn Cry cho rằng "thị trường Việt Nam thời gian tới sẽ không dựa vào top trending mà sẽ dựa vào những nền tảng streaming nhạc có chất lượng. Đồng thời các bảng xếp hạng âm nhạc uy tín hơn sẽ dần xuất hiện; âm nhạc cũng sẽ được đánh giá ở nhiều góc độ, khía cạnh đầy đủ hơn".
Sự thay đổi của YouTube phản ánh xu hướng tiêu thụ nội dung hiện đại, khi người xem muốn nội dung được đề xuất dựa trên sở thích cá nhân, thay vì một danh sách tổng hợp dễ bị thao túng bởi các chiến dịch quảng cáo hoặc "đẩy view".

Nhạc sĩ Tuấn Cry - Ảnh: FBNV
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long nói động thái mới của YouTube phù hợp với nhu cầu và phục vụ người nghe tốt hơn, đồng thời mở ra cơ hội để thị trường âm nhạc Việt Nam có thể nâng cao về chất lượng.
Anh Long chia sẻ nhạc Việt từng có một Phó Đức Phương, Trần Tiến, Ngọc Đại, Lê Minh Sơn, Đức Trí… không giống ai.
Song thường "bắt" vào những câu chữ, từ khóa mang tính viral, tạo xu hướng, nhạc đại chúng trên thị trường hiện na ná nhau về màu sắc âm nhạc, ca từ, giai điệu…
"Hy vọng việc chuyên biệt và cá nhân hóa của YouTube Charts tới đây sẽ khắc phục được tính "phong trào", ăn xổi ấy, từ đó có thêm nhiều bản sắc, cá tính âm nhạc hơn", anh nói.
Với Tuấn Cry, "top trending không phải là cái để chạy đua, a dua đạt cho được, quan trọng nhất vẫn là chất lượng của sản phẩm. Việc khai tử top trending cũng giúp nhiều nghệ sĩ lẫn khán giả bớt phụ thuộc vào xu hướng để nhìn nhạc Việt rộng và đầy đủ hơn, bớt ảo hơn".
Nhạc đại chúng Việt Nam từng có nhiều MV lọt top trending: Bống bống bang bang (365daband), Vì mẹ anh bắt chia tay (Miu Lê - Karik), Cần một lý do (K-ICM), Sóng gió (Jack - K-ICM), Chúng ta của hiện tại, Hãy trao cho anh (cùng của Sơn Tùng M-TP), Hoa nở không màu (Hoài Lâm), Bật tình yêu lên (Hòa Minzy - Tăng Duy Tân), Cắt đôi nỗi sầu (Tăng Duy Tân), BlackJack (Soobin - Binz), Bắc Bling (Hòa Minzy)...
Trong số đó có không ít MV gây tranh cãi về chất lượng hoặc dính lùm xùm về bản quyền, đạo nhái.
