Xuất nhập khẩu Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á

TPO - Theo Bộ Công Thương, trong 10 tháng năm nay, xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 647,8 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.

Nhiều mặt hàng tăng trưởng 2 con số

Ngày 13/11,

Trong 10 tháng năm nay, xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 647,8 tỷ USD.

Đặc biệt, xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn của nước ta đều có sự phục hồi tích cực và đạt mức tăng trưởng cao. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 98,4 tỷ USD, chiếm 29,3% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng ở vị trí thứ 2 là thị trường Trung Quốc ước đạt 50,8 tỷ USD, tăng nhẹ 2,1%, châu Âu đạt 42,3 tỷ USD, tăng 16,4%; Hàn Quốc đạt 21 tỷ USD, tăng 6,9%; Nhật Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,6%.

Ở chiều ngược lại nhập khẩu hàng hóa trong 10 tháng đạt 312,2 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng năm nay, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 647,8 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,3 tỷ USD.

Bộ Công Thương đánh giá đây là mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á như: Trung Quốc tăng 4,3%; Hàn Quốc tăng 9,6%; Thái Lan tăng 3,9%...

Phát hiện nhiều vi phạm trên sàn thương mại điện tử

Theo Bộ Công Thương, trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử không ngừng gia tăng các vi phạm, với tính chất vi phạm và diễn biến phức tạp.

Hiện không chỉ là hàng hóa tiêu dùng thông thường, mà nhiều mặt hàng là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, sản phẩm thuốc lá điện tử bị làm giả với số lượng lớn cũng được kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Xuất nhập khẩu Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á ảnh 2

Lực lượng chức năng phát hiện nhiều vi phạm đối với hoạt động sàn thương mại điện tử trong 10 tháng.

Trong 10 tháng năm nay, lực lượng Quản lý thị trường tập trung giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực này và phát hiện nhiều vi phạm trên phạm vi cả nước. Đa số đối tượng tổ chức kho hàng gần cửa khẩu, thiết lập các điểm livestream tiếp nhận đơn và chuyển hàng đặt ở nhiều địa điểm khác nhau trên cả nước; hàng hóa vi phạm được trà trộn, vận chuyển trong các kiện hàng, sử dụng số điện thoại không chính chủ để giao dịch, mua bán và gửi tới khách hàng thông qua các đơn vị dịch vụ giao nhận, chuyển phát nhanh nên khó phát hiện.

Đối với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa tuân thủ các quy định của pháp luật (như Temu, Shein, 1688), Bộ Công Thương cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa và thông qua thực tiễn kiểm tra, rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong bối cảnh giá vàng trong nước có nhiều biến động, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vi phạm trên phạm vi cả nước, như tại TPHCM, Quảng Ninh, An Giang, Thanh Hóa, Nghệ An.

10 tháng qua, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 61.079 vụ, phát hiện, xử lý 41.725 vụ vi phạm, với tổng số tiền xử lý là 777 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản 1 tháng đạt 1,1 tỷ USD
Vinamilk: Doanh thu thị trường nước ngoài tăng 15,7%, xuất khẩu tiếp tục là “lực đẩy”
Vinamilk: Doanh thu thị trường nước ngoài tăng 15,7%, xuất khẩu tiếp tục là “lực đẩy”
Thêm xe Hyundai lắp ráp ở Việt Nam được xuất khẩu đi nước ngoài
Thêm xe Hyundai lắp ráp ở Việt Nam được xuất khẩu đi nước ngoài