Xuất hiện xoáy nước lớn khiến chuông báo động đỏ rú mạnh, mũi khoan sâu 1.175m bất động nhưng chuyên gia báo trúng lớn, kho báu vô tình lộ diện nhờ công nghệ cao

Mỏ kho báu mới sâu 1.175m vô tình lộ diện nhờ công nghệ cao.

Theo GeoExpro, vào năm 2024, Trung tâm Nghiên cứu Biển sâu tại Đại học Bergen (Na Uy) đã phát hiện một mỏ sunfua mới trên sống núi Mohns, và mỏ kho báu này được được đặt tên là Grøntua. Chuyến nghiên cứu thám hiểm diễn ra từ ngày 24/6 đến ngày 12/7 trên Biển Na Uy và Biển Greenland, nhằm tăng cường hiểu biết về vùng biển sâu, thu thập dữ liệu môi trường và địa chất.

Sống núi Mohns được coi là khu vực triển vọng cho các mỏ sunfua do vị trí của nó dọc theo sống núi giữa đại dương. Cơ quan Quản lý Ngoài khơi Na Uy (NOD) ước tính rằng, dưới những điều kiện và giả định nhất định, có thể tìm thấy khoảng 1.000 mỏ trong khu vực này.

Thực tế, trong chuyến thám hiểm Biển Na Uy, các nhà nghiên cứu đã tình cờ khoan trúng một mỏ sunfua. Mục tiêu ban đầu của họ là nghiên cứu sự lưu thông nước dưới bề mặt bằng cách khoan vào một đứt gãy.

Tuy nhiên, khi bắt đầu khoan tại một điểm cao địa hình ở phía bắc sống núi Mohns, họ nhanh chóng nhận ra đã gặp phải một số hiện tượng lạ thường. Khi mũi khoan sâu hơn 1.000m, bắt đầu xuất hiện xoáy nước và dần lan rộng. Lúc này, chuông cảnh báo của hệ thống khoan bắt đầu hoạt động, báo hiệu đã gặp chướng ngại vật. Sau đó, mũi khoan bất động khiến các chuyên gia phải dừng để xem xét tình tình.

Giáo sư Rolf Birger Pedersen, trưởng Trung tâm Nghiên cứu Biển sâu tại Đại học Bergen, cho biết: "Chúng tôi đã rất ngạc nhiên, hoàn toàn không ngờ đã khoan vào một mỏ kho báu khoáng sản."

Phát hiện này xảy ra trong chuyến thám hiểm thuộc dự án nghiên cứu EMINENT. Dự án EMINENT nhằm đẩy nhanh việc thu thập kiến thức về biển sâu, địa chất, môi trường và tài nguyên khoáng sản, cũng như phát triển và thử nghiệm các công nghệ liên quan. Trong chuyến đi, họ đã thử nghiệm FlexiCore, một khái niệm mới được phát triển cho việc khoan lấy mẫu trong môi trường biển sâu.

Phát hiện này được ví như tìm thấy "kim trong đống cỏ khô". Mặc dù kiến thức về phát hiện gần đây còn hạn chế, Giáo sư Pedersen cho rằng mỏ kho báu này có thể là lớn nhất thuộc loại này dọc theo sống núi Mohns. Vì mỏ đã được khoan bằng công nghệ khoan lõi mới, các nhà nghiên cứu đã có cơ hội thực hiện các phân tích khoáng vật học. Các phân tích cho thấy hàm lượng đồng trung bình hơn hai phần trăm.

Công nghệ khoan lõi mới sử dụng trong dự án này tích hợp nhiều hệ thống hiện đại như tự động hóa, bigdata và hệ thống giam sát thông minh nhằm giúp các chuyên gia thu dữ liệu thời gian thực, đưa ra phán đoán và làm chủ các quy trình khoan thăm dò .

Trong khi thăm dò, nhóm nghiên cứu đã thu thập bảy mẫu từ mỏ này bằng cánh tay robot của thiết bị lặn điều khiển từ xa Ægir 6000 của UiB.

Cuối cùng, các chuyên gia xác định, mỏ kho báu Grøntua được phát hiện khi khoan ở độ sâu 1.175 mét, có đường kính 150 mét và cao 60 mét so với đáy biển. Chuyến thám hiểm năm 2024 được thực hiện bằng tàu nghiên cứu G.O. Sars.

Số lượng các mỏ thủy nhiệt hoạt động và không hoạt động được biết đến đang tăng lên hàng năm. Tính đến thời điểm hiện tại, đã phát hiện 10 mỏ hoạt động và 4 mỏ không hoạt động. Từ góc độ tài nguyên, các mỏ không hoạt động được quan tâm hơn và các mỏ hoạt động được bảo vệ vì chúng tạo nền tảng cho các hệ sinh thái độc đáo. Ngoài ra, việc khai thác ở các khu vực có nhiệt độ cực cao, nơi nước sôi phun trào từ đáy biển, cũng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn.

Trung tâm Nghiên cứu Biển sâu, do Giáo sư Rolf Birger Pedersen lãnh đạo, đã đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá biển sâu trong nhiều năm và đứng sau nhiều phát hiện về các mỏ sunfua hoạt động và không hoạt động.

Dự kiến trong những năm tới sẽ tiếp tục có thêm nhiều phát hiện mới. Trong nửa đầu năm 2025, Bộ Năng lượng Na Uy sẽ cấp các giấy phép đầu tiên để các doanh nghiệp thương mại bắt đầu hoạt động thăm dò, song song với việc tiếp tục lập bản đồ dưới sự bảo trợ của nhà nước.