Chứng khoán sát Tết, dòng tiền phân tán, nhận diện rủi ro tuần mớiỦy Ban chứng khoán xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạmDòng tiền vào chứng khoán cận đáy 3 năm: Nghỉ Tết sớm hay chuyện gì?
Đóng góp lớn vào sự hưng phấn của thị trường ngày cận Tết là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, thép, công nghệ.
Trong top 10 cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất tới VN-Index, nhóm ngân hàng chiếm tới 7, bao gồm: VCB (+1,43%), LPB (+5,69%), VPB (+3%), CTG (+2,14%), TCB (+1,65%), BID (+1,01%), MBB (+1,88%).
3 cổ phiếu còn lại cũng tăng mạnh, đóng góp tích cực cho chỉ số chung cả thị trường như: FPT (+3,1%), HPG (+1,9%), MWG (+3,14%). Trong rổ VN30, có đến 27 mã tăng giá. Nhờ vậy, VN30-Index đã tăng gần 23 điểm.
Điểm tích cực khác, khối ngoại cũng quay lại mua ròng nhẹ với hơn 100 tỉ đồng, sau khi bán ròng liên tục 14 phiên không ngừng nghỉ.
Các mã mua mạnh nhất của nhóm nhà đầu tư ngoại chủ yếu là ngân hàng, chứng khoán, như: HDB, VCB, SSI, LPB, VCI, CTG, STB… và một số mã bất động sản, như: KBC, NLG…
Cổ phiếu FPT tiếp tục lập đỉnh
Đóng góp vào mức tăng ấn tượng của thị trường chứng khoán những ngày cuối năm Giáp Thìn là sự đi lên của cổ phiếu FPT.
Với mức tăng hơn 3%, thị giá FPT tiếp tục trèo lên đỉnh mới với 154.300 đồng/cổ phiếu. Đây là lần đầu tiên cổ phiếu này vượt đỉnh sau gần 1 tháng giao dịch năm 2025. Tuy nhiên, năm ngoái FPT đã gây "sốc" với giới đầu tư khi có đến 42 lần lập đỉnh.
Thị giá tăng mạnh đưa vốn hóa thị trường của FPT không ngừng "bay cao". Kết phiên giao dịch ngày 23-1, vốn hóa của FPT đạt gần 227.000 tỉ đồng (gần 9 tỉ USD).
Mức vốn hóa này đã vượt xa cả những tập đoàn tư nhân quy mô rất lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam như: Vingroup (155.000 tỉ đồng), Hòa Phát (170.000 tỉ đồng), Masan (94.000 tỉ đồng)…
Nếu tính riêng trên sàn HoSE, FPT đang có thị giá cao thứ 3, chỉ sau hai "ông lớn" ngành ngân hàng là VCB (517.000 tỉ đồng), BID (275.000 tỉ đồng).
Còn tính trên toàn thị trường, giá trị vốn hóa của Tập đoàn FPT vẫn đứng sau VGI của Viettel Global (278.000 tỉ đồng) và ACV (266.000 tỉ đồng).