Văn hóa nghệ thuật cổ vũ làm giàu

Tại phiên họp thứ 12 ngày 28-6 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính có phát biểu chỉ đạo.
làm giàu - Ảnh 1.

Vở Thành phố buổi bình minh khắc họa hình ảnh cố lãnh đạo Võ Văn Kiệt trong buổi đầu với những quyết sách táo bạo đưa TP.HCM vượt qua khó khăn, phát triển bậc nhất cả nước. Trong ảnh: nghệ sĩ Lê Tứ vào vai ông Võ Văn Kiệt (người đeo kính, đứng giữa) - Ảnh: L.ĐOAN

Trong đó, Thủ tướng gợi mở phong trào thi đua nên khuyến khích sáng tác các

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh nhận định: "Các nhà làm phim chọn một đề tài nào đó thường là khi họ quan tâm sâu sắc đến câu chuyện cần được kể. Có lẽ những năm qua họ chưa tìm được sự kết nối trong vấn đề này.

Khi khai thác về doanh nhân, họ sẽ khai thác sự giàu sang, sự khác biệt tầng lớp thay vì khai thác các doanh nhân gầy dựng sự nghiệp ra sao.

Đề tài về làm giàu, khởi nghiệp, doanh nhân có lẽ họ chưa nghĩ sẽ làm ra các phim ăn khách".

Theo anh, đề tài đó vẫn là "mảnh đất màu mỡ của điện ảnh". Các phim Trung Quốc hay phim truyền hình khai thác đề tài này rất hấp dẫn, khán giả xem say mê vì đó là đề tài người làm phim thấy thực sự kết nối.

"Tôi hy vọng sắp tới nếu có những câu chuyện đủ lớn, đủ truyền cảm hứng thì chắc chắn đề tài này sẽ rất mạnh. Đã có những bộ phim kinh điển trên thế giới về làm giàu, khai thác được sự phức tạp trong tâm lý con người.

Như phim Sói già phố Wall của Martin Scorsese không chỉ khai thác hình mẫu doanh nhân thành công có cuộc sống như thế nào mà còn đề cập đến sự tham vọng, ái kỷ, bất chấp để làm giàu..." - đạo diễn nói.

Trịnh Đình Lê Minh cho rằng nếu chọn được câu chuyện thực sự hay, nó sẽ không chỉ có ý nghĩa về mặt nghệ thuật hay thu hút khán giả mà còn là những bộ phim khai thác được bản chất con người một cách sâu sắc. Đó không chỉ là những câu chuyện lập nghiệp hay khởi nghiệp thành công mà còn cả những mặt trái nữa.

làm giàu - Ảnh 3.

Nhà phê bình Lê Hồng Lâm

Trả lời Tuổi Trẻ, nhà phê bình Lê Hồng Lâm lấy ví dụ riêng về chứng khoán, điện ảnh Mỹ đã có hàng loạt phim rất hay.

Mới đây, series truyền hình Mad Unicorn của Thái Lan cũng là một ví dụ rất hay cho Việt Nam nếu muốn làm phim về khởi nghiệp hay doanh nhân.

Lê Hồng Lâm nói: "Tôi nghĩ phim Việt khi khai thác một ngành nghề nào đó, cách làm đều rất hời hợt và lớt phớt. Đây sẽ là cái khó và trở ngại lớn nhất khi làm phim về làm giàu, doanh nhân hay kinh doanh nói chung.

Phim ảnh cần đào sâu vào ngành nghề khai thác chứ không nên dừng ở minh họa. Phải cho khán giả thấy những thách thức, những trả giá và những bài học sâu sắc nhất của giới doanh nhân, như thế mới hút được khán giả".

Còn Trịnh Đình Lê Minh đúc rút: "Khán giả xem phim cần tìm được sự cảm thông, hiểu được tại sao mọi thứ lại dẫn đến như vậy, thay vì chỉ là những người đứng ngoài nhìn vào các số phận và hành trình làm giàu".

Mở cuộc vận động sáng tác

Trong lĩnh vực sân khấu, rất hiếm có vở diễn đề tài khắc họa những nhân vật, doanh nhân điển hình về việc làm giàu.

Ông Trần Ngọc Giàu, chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, bày tỏ đây là đề tài khó nhằn của sân khấu và rất nhiều người ngại làm đề tài này vì nếu làm không hay sẽ khô khan, một chiều, chông chênh trong việc tìm kiếm được một điển hình thực sự làm giàu chân chính.

Soạn giả Hoàng Song Việt nói hầu hết tác giả đều là người rất dở làm kinh tế nên khi muốn viết đề tài này họ mất sức tìm hiểu nhiều hơn để viết cho chính xác, chân thực. Khi đã tốn công, tốn sức viết ra rồi thì nơi nào sẽ sử dụng?

TIN LIÊN QUANVăn hóa nghệ thuật cổ vũ làm giàu - Ảnh 4.Văn hóa nghệ thuật cổ vũ làm giàu - Ảnh 5.Văn hóa nghệ thuật cổ vũ làm giàu - Ảnh 6.

Đạo diễn Nguyễn Phương Điền thực hiện phim Mẹ biển - Ảnh: ĐPCC

Đạo diễn Nguyễn Phương Điền đang thực hiện phim Cạm bẫy cuộc đời. Phim Duyên do anh thực hiện đang phát sóng trên THVL1. Cả hai phim đều hướng đến giới trẻ làm giàu trên chính quê hương mình.

Đạo diễn chia sẻ: "Những câu chuyện rời quê lên thành phố lập nghiệp làm giàu không còn nóng như những năm trước đây khi mà nhiều người quyết định về quê lập nghiệp làm giàu và thành công. Phim truyền hình đang chú trọng khai thác đề tài này, kể cho khán giả nghe những câu chuyện làm giàu trên quê hương".

Nguyễn Phương Điền kể khi làm phim Mẹ biển, lãnh đạo VTV đề nghị 20 tập sau phim Mẹ biển khai thác thêm đề tài hướng nghiệp cho giới trẻ. Và nhân vật đảm nhận vai trò này là Quân - cậu bé ở biển học đại học rồi về lại quê hương làm giàu bằng cách ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản, được chính quyền xã ủng hộ.

Còn phim Duyên là câu chuyện những người trẻ làm giàu bằng nông nghiệp xanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao cấp để sản xuất sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Phim Cạm bẫy cuộc đời lại là câu chuyện về các bạn trẻ làm du lịch mô hình xanh. Họ không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp bà con làm kinh tế thông qua du lịch homestay sinh thái miệt vườn.

"Các bạn trẻ bây giờ giỏi lắm. Họ làm vlog quảng bá giới thiệu rất đẹp và hay. Nhưng làm thế nào để khán giả xem phim thấy việc làm giàu trên quê hương thuyết phục, không đơn giản.

Theo tôi, quan trọng là phim không chỉ đẹp mà câu chuyện phải đúng thật sự Việt Nam. Như phim Duyên, chúng tôi phải đi nhiều tỉnh thành mới có hình ảnh vườn cây xanh mát, hệ thống trồng thủy canh, xen canh ứng dụng khoa học công nghệ cao", đạo diễn kể.

Anh cũng mong các biên kịch chú ý hơn thể loại đề tài hướng nghiệp làm giàu của giới trẻ bởi hiện nay phim về drama, tình thù còn nhiều.

Văn hóa nghệ thuật cổ vũ làm giàu  - Ảnh 5.Bệ đỡ vàng 50 năm lịch sử: Văn hóa nghệ thuật TP.HCM đang vươn mình

50 năm qua, văn hóa nghệ thuật TP.HCM đã làm tốt vai trò phục vụ đời sống tinh thần của người dân, đồng hành cùng TP vượt qua những ngày đầu khó khăn, xây dựng TP.HCM vững mạnh về mọi mặt.