Ngày 27-12, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) khai trương phòng thí nghiệm nghiên cứu Năm 2025: 5G sẽ chiếm hơn 50% tổng lượng dữ liệu toàn cầuĐến lượt VinaPhone chính thức cung cấp dịch vụ 5G thương mại2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G
Các nhóm nghiên cứu HUST sẽ sử dụng phòng thí nghiệm để phục vụ nghiên cứu các công nghệ lõi của kết nối không dây thế hệ mới như beamforming (định hướng tín hiệu vô tuyến, giúp cải thiện hiệu suất truyền dẫn với thiết bị đầu cuối), network slicing (phân chia mạng, chia mạng vật lý thành các mạng riêng biệt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau), uRRLC (kết nối siêu chính xác ở độ trễ siêu thấp, truyền tải dữ liệu gần như không có lỗi ở độ trễ mili giây).
Đây là các công nghệ phục vụ các ứng dụng của 5G như công nghiệp tự động hóa, điều khiển tự động, xe tự lái, phẫu thuật y tế từ xa.
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, hiệu trưởng HUST, thông tin: “Chúng tôi sẽ tận dụng tối đa sức mạnh của phòng thí nghiệm cũng như quan hệ hợp tác nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu với Viettel để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu có ý nghĩa lớn, đóng góp vào các lĩnh vực khoa học công nghệ quan trọng với sự phát triển đất nước”.
Thượng tá Cao Anh Sơn, phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, khẳng định: “Viettel nhận thức rất rõ về việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Là một tập đoàn công nghệ, chúng tôi hiểu rằng cần phải mở rộng mạng lưới hợp tác nghiên cứu chuyên sâu, để từ những nghiên cứu đó tạo thành những sản phẩm đóng góp cho xã hội”.