Trình Quốc hội siêu đề án metro ở Hà Nội và TP.HCM tại kỳ họp tháng 2

Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để làm siêu đề án metro ở TP Hà Nội và TP.HCM dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 2.
Trình Quốc hội siêu đề án metro ở Hà Nội và TP.HCM tại kỳ họp tháng 2 - Ảnh 1.

Tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên ở TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới Trình Quốc hội siêu đề án metro ở Hà Nội và TP.HCM tại kỳ họp tháng 2 - Ảnh 2.Họp bàn siêu đề án chưa từng có tiền lệ: làm đồng loạt cả trăm km metroĐỌC NGAY

UBND thành phố Hà Nội và UBND TP.HCM được giao tiếp thu ý kiến của các bộ ngành, khẩn trương rà soát cơ chế chính sách đã có trong các luật và nghị quyết để bổ sung đầy đủ các chính sách, nhằm phát huy hiệu quả trong quá trình đầu tư, khai thác các tuyến metro.

Cụ thể như phân cấp, phân quyền cho 2 thành phố chủ động tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả, rút ngắn trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp; phát triển không gian ngầm, khai thác hiệu quả quỹ đất xung quanh ga, huy động nguồn vốn, phát triển theo mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng)...

Bộ Giao thông vận tải sẽ chủ trì, phối hợp với UBND 2 thành phố khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết và đồng thời rà soát, hoàn thiện dự thảo nghị quyết.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thừa ủy quyền của Thủ tướng để có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đăng ký nội dung trình Quốc hội dự thảo nghị quyết vào kỳ họp bất thường lần thứ 9 vào tháng 2.

Trình Quốc hội siêu đề án metro ở Hà Nội và TP.HCM tại kỳ họp tháng 2 - Ảnh 2.TP.HCM trình siêu đề án metro, làm 355km trong 10 năm: 2027 đồng loạt khởi công 7 tuyến

Ngày 10-12, UBND TP.HCM đã trình HĐND TP các nội dung đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo kết luận 49 của Bộ Chính trị (gọi tắt là đề án metro).