Sự kiện do Bộ Tài chính phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức, quy tụ hơn 400 lãnh đạo, chuyên gia tài chính trong nước, quốc tế, thảo luận các chiến lược và định hướng phát triển để Việt Nam trở thành một Trung tâm Tài chính quốc tế mang bản sắc riêng.

Ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank chia sẻ tại Hội nghị
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn chiến lược, tài chính, đặc biệt am hiểu, gắn bó với Châu Á, cùng hơn 5 năm dẫn dắt Techcombank tiên phong chuyển đổi số ngành ngân hàng, CEO Jens Lottner đã có những chia sẻ, đóng góp giá trị, mang tính thực tiễn cao và có khả năng ứng dụng hiệu quả, góp phần định hướng các giải pháp công nghệ trong quá trình xây dựng Trung tâm Tài chính tại Việt Nam.
Tại hội nghị, các chuyên gia cũng gợi ý một số định hướng để Việt Nam xây dựng thành công mô hình này. Trong đó, TP. HCM được định hướng phát triển thành trung tâm tài chính với "bản sắc" riêng biệt, bên cạnh học hỏi từ các mô hình thành công trên quốc tế.
Ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank, cho rằng có ba lĩnh vực sản phẩm mà Việt Nam có thể phát triển mạnh. Thứ nhất là lĩnh vực tài chính xanh. Theo ông, Việt Nam là một trong số ít quốc gia công nghiệp hóa, dẫn đầu về thương mại, có khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu năng lượng quốc gia bằng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để đạt được điều này, Việt Nam sẽ cần một khoản đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng.
Thế mạnh thứ hai theo ông Jens Lottner, là dịch vụ tài chính số. Tại Việt Nam, cứ ba người lại có một người sở hữu tài sản kỹ thuật số hoặc tiền mã hóa. Ông cho rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm tài chính số, bao gồm tài sản số thực và mã hóa tài sản cũng như tiền tệ kỹ thuật số. Chính các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các công nghệ này, và chính những nhu cầu thực tiễn đó sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính số.
Thứ ba là tài trợ thương mại. Đây là một lĩnh vực theo ông Jens, đang phát triển mạnh mẽ và có thể được tư duy lại hoàn toàn nhờ vào công nghệ. Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất thông minh, với hàng loạt khoản đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) từ các tập đoàn FDI lớn như Foxconn... "Chúng ta có thể dễ dàng hình dung một thế giới nơi mọi sản phẩm, ví dụ như một chiếc iPad, có thể được theo dõi từ dây chuyền lắp ráp đến khi vận chuyển nhờ vào công nghệ blockchain. Nhờ đó, tất cả thông tin tài chính liên quan sẽ được tích hợp hoàn toàn vào chuỗi cung ứng mà không cần bất kỳ thủ tục bổ sung nào", ông Jens nói.
Ba lĩnh vực này đều chưa có một trung tâm tài chính lớn nào thống lĩnh hoàn toàn. Do đó, Tổng Giám đốc Techcombank đánh giá Việt Nam có những điều kiện phù hợp, bao gồm nhu cầu thực tế, con người tài năng, và tiềm lực trí tuệ để phát triển ba mảng này.

Ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank
Tại Hội nghị, các chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam cũng đã đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của các tổ chức tài chính, ngân hàng trong việc vận hành Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam.
Trong phiên thảo luận thứ 3 về Định vị Trung tâm tài chính tại Việt Nam, Ông Jens Lottner với vai trò Tổng Giám đốc của ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và dẫn dắt trong việc đầu tư công nghệ, ngân hàng số cũng tiếp tục chia sẻ những cơ hội và thách thức từ góc độ ngân hàng nội trong quá trình này.
Với bối cảnh hiện tại như Singapore, trung tâm tài chính có thể giao dịch nước ngoài thì việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho các ngân hàng trong nước. Ngoài những cơ chế đặc thù về mặt pháp lý được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan thì chính các ngân hàng trong nước phải tự nâng cấp các tiêu chuẩn, tích hợp được các giao dịch thanh toán Quốc tế của để đáp ứng được yêu cầu mới như chuẩn Basel III, IRF9… Điều này đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải đầu tư mạnh hơn cho việc xây dựng năng lực nội tại hướng đến các chuẩn mực Quốc tế như cách mà Techcombank chúng tôi vẫn đang nỗ lực thực hiện.
Sự hình thành Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam có thể tạo điều kiện cho các ngân hàng hay doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện những khoản vay hợp vốn nước ngoài ngay tại trong nước thay vì ở nước ngoài như hiện nay. Điều này cũng mở ra cho các ngân hàng trong nước cơ hội huy động các nguồn vốn lớn phục vụ cho kinh doanh. Ông Jens chia sẻ thêm.
Vị CEO này cũng đánh giá cao những cơ hội về việc áp dụng Blockchain trong quản lý tài chính thống nhất như TCBS đang triển khai cũng sẽ được đưa vào giúp vận hành tốt hơn IFC. Hiện tại, TCBS đang theo đuổi chiến lược công nghệ tài chính Wealthtech, tiên phong ứng dụng Blockchain và Hợp đồng thông minh (Smart Contract) vào phát hành trái phiếu, quản lý giao dịch và quyền sở hữu trái phiếu doanh nghiệp cho khách hàng tại Việt Nam… Tất cả những điều này sẽ góp phần đóng góp cho việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ của việc định hình IFC.
Việc CEO tham gia và đóng góp sáng kiến vào chiến lược quốc gia một lần nữa khẳng định vị thế Ngân hàng hàng đầu của Techcombank, cam kết đồng hành cùng đất nước thực thi hiệu quả định hướng phát triển bền vững, hướng tới xây dựng vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.