Toan tính của ông Trump khi áp thuế đối ứng với toàn thế giới

Ngày 2-4, ông Trump đã công bố thuế đối ứng nhằm giải quyết thâm hụt thương mại gây ra 'tình trạng khẩn cấp quốc gia'. Theo giới quan sát, động thái này có thể đem lại lợi thế cho các ông lớn công nghệ.
Toan tính của ông Trump khi áp thuế đối ứng với toàn thế giới - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh thuế quan mới tại Nhà Trắng ngày 2-4 - Ảnh: REUTERS

Trong bối cảnh các ngành công nghiệp Mỹ đang hoang mang trước kế hoạch thuế quan sắp tới của ông Trump, Big Tech (những tập đoàn công nghệ lớn) có thể là các chủ thể hiếm hoi nhìn thấy tia hy vọng từ “chiếc đòn bẩy” này.

Hy vọng của Big Tech

Trong nhiều năm, các ông lớn công nghệ ở Thung lũng Silicon đã than phiền về các quy định nước ngoài áp lên nền tảng của họ, bao gồm thuế, tiền phạt và những hạn chế mà Mỹ không áp dụng.

Chẳng hạn như Liên minh châu Âu (EU), Canada hay một số nước đã ban hành các quy định nghiêm ngặt về công nghệ trong thời gian qua, bao gồm các quy tắc quyền riêng tư, khoản phạt chống độc quyền và thuế kỹ thuật số.

Tuy nhiên cục diện dường như đã thay đổi sau tuyên bố áp thuế của ông Trump. Các nhà vận động hành lang trong lĩnh vực công nghệ đang nhen nhóm hy vọng rằng tổng thống Mỹ sẽ sử dụng chính sách thuế quan như một công cụ mạnh mẽ để đẩy lùi những quy định này.

Người dân Canada biểu tình chống thuế quan của ông Trump tại cửa khẩu Mỹ - Canada ngày 2-4 - Ảnh: REUTERS

Bảo vệ an ninh và kinh tế Mỹ

Ngày 2-4 (giờ Mỹ), Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer đã thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump khi viện dẫn Đạo luật Quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế 1977 (IEEPA) để áp thuế quan và giải quyết “tình trạng khẩn cấp quốc gia”.

“Hôm nay (2-4), Tổng thống Trump đang có hành động khẩn cấp để bảo vệ an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ. Việc mất cân bằng thương mại thể hiện qua tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài đã làm suy yếu kinh tế và an ninh quốc gia”, ông Greer bày tỏ.

Ông Greer cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ đã ưu tiên các biện pháp nhanh chóng nhằm thiết lập lại sự cân bằng trong quan hệ thương mại, giảm thâm hụt và tạo ra sân chơi bình đẳng cho người lao động và nhà sản xuất Mỹ, cũng như đảm bảo nền công nghiệp quốc phòng Mỹ không phụ thuộc vào các đối thủ nước ngoài.

Trước đó, Tổng thống Trump ngày 2-4 đã tuyên bố rằng các hoạt động kinh tế và thương mại Mỹ đã gây ra tình trạng khẩn cấp quốc gia. Do đó nhà lãnh đạo Mỹ đã áp thuế đối ứng, nhằm củng cố vị thế kinh tế của Mỹ trên trường quốc tế và bảo vệ người lao động nước này.

Theo trang thông tin chính thức của Nhà Trắng, thâm hụt thương mại hằng năm của Mỹ đã làm suy yếu các cơ sở sản xuất của nước này và các chuỗi cung ứng quan trọng, từ đó khiến nền công nghiệp quốc phòng Mỹ phụ thuộc vào đối thủ nước ngoài.

Thuế quan không phải là vĩnh viễn

Trong cuộc phỏng vấn ngày 2-4 với Đài CNN, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã gửi thông điệp đến bất kỳ quốc gia nào đang có ý định phản ứng với kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump.

"Hãy ngồi xuống, hít thật sâu, đừng trả đũa ngay lập tức. Hãy xem việc này sẽ ra sao. Nếu quý vị trả đũa, đó chính là cách dẫn đến leo thang", ông Bessent nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bessent cảnh báo các quốc gia khác rằng “hành động hấp tấp sẽ là quyết định không khôn ngoan”. Ông cũng gợi ý rằng các mức thuế này có thể không phải là vĩnh viễn, và ông tin chính quyền của Tổng thống Trump sẽ “chờ xem mọi thứ diễn ra như thế nào”.

Mức thuế quan đối ứng của ông Trump sẽ có hiệu lực từ ngày 9-4, đồng nghĩa các quốc gia sẽ có hơn một tuần để đàm phán với Nhà Trắng.

Ông Trump tính toán gì đằng sau kế hoạch áp thuế? - Ảnh 4.Mỹ áp thuế cả thế giới, Bộ trưởng Bessent gợi ý 'thuế quan không phải vĩnh viễn'

Trước các mức áp thuế mới của ông Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo các nước làm điều hấp tấp là không khôn ngoan và gợi ý rằng các mức thuế quan có thể không phải vĩnh viễn.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề