
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP
Ngày 22-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về Bộ Nông nghiệp và Môi trường báo cáo Thủ tướng về phương án phân quyền, phân cấpPhân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?
Do đó, Thủ tướng nêu rõ, phải quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; đồng thời chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Cùng đó, phải quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong các lĩnh vực quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, không để trùng chéo hoặc khoảng trống pháp lý trong các lĩnh vực quản lý.
Tại phiên họp, các đại biểu cũng cho ý kiến về các dự án luật. Bao gồm: dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí; đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Dân số.
Quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất
Theo Thủ tướng, cần chuyển đổi trạng thái từ bị động xử lý sang chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, bổ sung các hành vi lãng phí gồm cả lãng phí thời gian và bỏ lỡ thời cơ phát triển.
Với chính sách dân số, cần chuyển trạng thái từ quan điểm "dân số kế hoạch hóa" sang quan điểm dân số phát triển và ứng phó già hóa dân số, các chính sách phải thúc đẩy điều này, vừa quan tâm số lượng, vừa nâng cao chất lượng dân số.
Việc sửa đổi các quy định với tinh thần, tiếp tục đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển.
Tập trung rà soát các quy định pháp luật hiện hành để đề xuất một luật sửa nhiều luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Ưu tiên nguồn lực và có chế độ, chính sách đặc thù, vượt trội cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đặc biệt là đội ngũ nhân lực trực tiếp, thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ này.
Lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, tiếp thu ý kiến doanh nghiệp, người dân. Tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu những nội dung phù hợp với điều kiện nước ta...
