Ngày 16-1, Thủ tướng Chính phủ có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Bộ GTVT: Đủ cơ sở pháp lý, cần thiết lập đề án nghiên cứu xây cảng trung chuyển quốc tế Cần GiờĐỌC NGAY
Thời gian hoạt động dự án là 50 năm, kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư và hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của nghị quyết 98...
Về điều kiện đối với dự án và nhà đầu tư thực hiện dự án, Thủ tướng yêu cầu chỉ được thực hiện sau khi dự án đã phù hợp với quy hoạch các cấp, và được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích đất rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác có liên quan.
Đồng thời hoàn thành thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thủ tục, điều kiện về công nghệ sử dụng tại dự án theo quy định của pháp luật về công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Nhà đầu tư không được chuyển nhượng dự án trong thời gian 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc thay đổi nhà đầu tư sau thời gian này thực hiện theo quy định của pháp luật và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của UBND TP.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện dự án, nếu phát sinh các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh và trong trường hợp chuyển nhượng dự án hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, cần phải có sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan.
Trong quá trình khảo sát, thi công và quá trình hoạt động dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ mà phát hiện các di vật, cổ vật, phải báo ngay cho ngành văn hóa và chính quyền địa phương được biết để có phương án xử lý theo quy định...
Hãng tàu lớn nhất thế giới đề xuất đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được đánh giá là một công trình tầm vóc, mang lại lợi ích lớn cho đất nước. Việc xây dựng cảng trung chuyển Cần Giờ là để hiện thực hóa các nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM.
Dự án do liên danh Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A (công ty thành viên Hãng tàu MSC) đề xuất đầu tư.
MSC là hãng tàu lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Hãng tàu này có năng lực chuyên chở của đội tàu đạt trên 23 triệu TEU/năm, chiếm 18% tổng năng lực vận tải đội tàu thế giới. Các tuyến dịch vụ kết nối tới hơn 500 cảng biển toàn cầu.