Tây Ninh tiếp tục nỗ lực nâng cao chỉ số xanh

Sau hợp nhất, tỉnh Tây Ninh tiếp nối những thành quả từ tỉnh Long An và Tây Ninh cũ để phát huy công tác giải phóng mặt bằng, nâng cao chỉ số xanh (PGI).
Tây Ninh - Ảnh 1.

Tây Ninh có nhiều khu công nghiệp xanh với hệ thống xử lý nước thải đảm bảo môi trường - Ảnh: AN LONG

Nhờ giải phóng mặt bằng nhanh, nâng cao chỉ số xanh, Tây Ninh tiếp tục nỗ lực nâng cao chỉ số xanh - Ảnh 2.Phạt công ty xả thải trực tiếp ra môi trường ở Tây Ninh hơn 772 triệu đồngĐỌC NGAY

Theo ông Thuấn, việc tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất theo từng khu vực, từng dự án đã giúp quá trình bồi thường trở nên minh bạch, sát thực tế, được người dân đồng thuận cao.

Song song đó, công tác thẩm định giá cũng được triển khai nhanh, góp phần tăng thu ngân sách và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư sớm giải ngân về thuế đất.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cũ, công tác giải phóng mặt bằng cũng được tổ chức bài bản, từ quy hoạch tái định cư đến quản lý hồ sơ kỹ thuật số.

Tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm như cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, Khu công nghiệp Phước Đông - Bời Lời, đường liên tuyến kết nối vùng N8 - 787B - 789... đều đúng kế hoạch.

Đặc biệt, mô hình một cửa liên thông và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để đo đạc số, định giá điện tử, quản lý hồ sơ giải phóng mặt bằng qua hệ thống phần mềm... giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận thông tin, thực hiện thủ tục giải phóng mặt bằng dễ dàng, rút ngắn thời gian và giảm sai sót.

Tiếp tục nâng cao chỉ số xanh

Là tiêu chí được nhiều nhà đầu tư quan tâm, chỉ số xanh (PGI) tiếp tục được lãnh đạo tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất tiếp tục quan tâm, tập trung cải thiện.

Ông Thuấn cho biết trong những năm qua, tỉnh Long An cũ đã tạo được những bứt phá quan trọng. Nếu như năm 2022, Long An chỉ đứng ở vị trí thứ 28 với 15,04 điểm thì đến năm 2024 đã vươn lên vị trí thứ 6 cả nước, đạt 27,56 điểm.

Đây là kết quả của sự đầu tư từ ngành môi trường địa phương, như các trạm quan trắc môi trường nước mặt và khí thải tự động, liên tục yêu cầu các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm lắp đặt hệ thống quan trắc kết nối trực tiếp với cơ quan chức năng để quản lý và xử nghiêm các trường hợp vi phạm đến môi trường.

Tương tự, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cũ, các hệ thống công nghệ về môi trường như quan trắc nước thải tự động tại các khu công nghiệp và trạm giám sát môi trường tại doanh nghiệp lớn đã được lắp đặt từ nhiều năm nay.

Đồng thời các dự án đầu tư mới cũng được yêu cầu lập đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng, tích hợp công nghệ tiết kiệm năng lượng và kiểm soát phát thải khí nhà kính.

Đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên ứng dụng mô hình tưới tiết kiệm nước AWD trong trồng lúa, giúp giảm phát thải khí mê tan và tiết kiệm nguồn nước...

"Trước đây, cả hai tỉnh đều đã ban hành các kế hoạch triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số xanh.

Sau hợp nhất, Tây Ninh sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch này. Cụ thể như sẽ tiếp tục hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động áp dụng công nghệ hiện đại để giảm phát thải, ưu tiên tiếp nhận các ngành nghề hạn chế phát thải, thân thiện với môi trường...

Song song đó tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp định hướng mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tế, xanh hóa lối sống, xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu", ông Thuấn nói thêm.

Tây Ninh tiếp tục nỗ lực nâng cao chỉ số xanh - Ảnh 2.Tây Ninh xin thí điểm chính sách, đầu tư sân golf, casino tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài

Nhiều chính sách thí điểm để phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đang được tỉnh Tây Ninh trình để các bộ, ngành thẩm định, trước khi báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị xem xét.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề