Sắp có tuyến cáp quang biển đầu tiên do người Việt Nam hoàn toàn làm chủ

Đây là điều chưa từng có tiền lệ đối với một doanh nghiệp viễn thông và công nghệ Việt.
Hình minh họa

Hình minh họa

Đẩy mạnh hạ tầng cáp quang biển, Việt Nam có cơ hội trở thành digital hub

Kinh tế số của Việt Nam, dự kiến đóng góp 30% GDP vào năm 2030 theo chiến lược quốc gia, đòi hỏi hạ tầng cáp biển phát triển để đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu và khả năng xử lý khối lượng thông tin khổng lồ.

Việt Nam lại có vị trí địa lý chiến lược tại Đông Nam Á, nằm trên các tuyến giao thương dữ liệu quan trọng giữa châu Á, châu Âu, và châu Mỹ. Với hệ thống cáp quang biển - "xa lộ dữ liệu" hiện đại, Việt Nam có tiềm năng trở thành một "digital hub" khu vực, cạnh tranh với các trung tâm dữ liệu lớn như Singapore và Hồng Kông.

Sắp có tuyến cáp quang biển đầu tiên do người Việt Nam hoàn toàn làm chủ- Ảnh 2.

Một hệ thống cáp biển đa tầng, kết nối đa hướng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển các trung tâm dữ liệu (data centers) quy mô lớn, từ đó thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud), Internet vạn vật (IoT), blockchain… qua đó trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới dữ liệu toàn cầu, thúc đẩy vị thế quốc gia trên bản đồ công nghệ thế giới.

Điều này có thể giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) như Google, Amazon, và Microsoft, những đơn vị đang tìm kiếm các điểm trung chuyển dữ liệu (digital hub) tại Đông Nam Á, qua đó tạo ra hàng triệu việc làm trong các ngành công nghiệp số.

Trong bối cảnh đó, việc sở hữu một hệ thống cáp quang biển mạnh mẽ và tự chủ là yếu tố then chốt để bảo vệ an ninh dữ liệu quốc gia. Các tuyến cáp biển giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào hạ tầng do nước ngoài kiểm soát, từ đó tăng cường khả năng ứng phó với các rủi ro như gián đoạn kết nối hoặc tấn công mạng.

Hơn nữa, việc tự chủ trong triển khai, vận hành và bảo trì cáp biển sẽ giúp Việt Nam kiểm soát tốt hơn dữ liệu quốc gia, đảm bảo an toàn cho các lĩnh vực nhạy cảm như quốc phòng, tài chính, và thông tin công dân.

Làm chủ công nghệ - nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ viễn thông toàn cầu

Trong bối cảnh cáp quang biển đóng vai trò chiến lược, Viettel đang tiên phong làm chủ hạ tầng này, đưa Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm dữ liệu khu vực.

Thực hiện theo định hướng được nêu trong Nghị quyết 71 của Chính phủ, Viettel cam kết triển khai và vận hành 5 tuyến cáp quang biển quốc tế mới trong giai đoạn 2025 – 2030 .

B ên canh tuyến cáp ADC đã đưa vào vận hành từ đầu năm 2025, dự án tuyến cáp VTS kết nối trực tiếp từ Việt Nam đi Singapore (Vietnam - Singapore Cable System) cũng đã được ấn định với một Biên bản ghi nhớ hợp tác do Viettel Solutions - đại diện cho Tập đoàn Viettel ký kết với Tập đoàn Singtel vào tháng 4/2024.

Tuyến cáp này dự kiến hoàn thành vào năm 202 8 và là tuyến cáp đầu tiên do Việt Nam hoàn toàn làm chủ, với dung lượng lớn nhất và độ trễ thấp nhất kết nối từ Việt Nam tới Singapore – cửa ngõ dữ liệu C hâu Á.

Với tuyến cáp tự chủ, Viettel sẽ có toàn quyền trong việc lựa chọn công nghệ, tuyến đi, điểm cập bờ (hub), và cấu hình kết nối – đảm bảo hạ tầng tối ưu nhất, phù hợp nhất với nhu cầu phát triển của Việt Nam trong dài hạn. Đây là điều chưa từng có tiền lệ đối với một doanh nghiệp viễn thông và công nghệ Việt.

Sắp có tuyến cáp quang biển đầu tiên do người Việt Nam hoàn toàn làm chủ- Ảnh 3.

Thứ hai, tuyến cáp này sẽ xác lập năng lực quốc gia trong lĩnh vực hạ tầng số chiến lược. Có thể nói, đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam đứng ra chủ trì triển khai một tuyến cáp quang biển quốc tế. Điều này khẳng định năng lực tài chính, quản trị và công nghệ của Viettel — qua đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt trên bản đồ viễn thông toàn cầu.

Đáng chú ý, Viettel Solutions cũng đang triển khai một tuyến cáp biển quan trọng khác mang tên ALC (Asia Link Cable) , kết nối đến 2 Hub viễn thông chính của khu vực Châu Á (Hồng Kông, Singapore) với tổng dung lượng kết nối đi quốc tế lên tới 36Tbps.

Đại diện Viettel Solutions cho biết, Viettel cũng đang là nhà đầu tư Việt Nam lớn nhất và làm chủ trạm cập bờ dự kiến tại Đà Nẵng của tuyến này . Chiến lược đầu tư cáp biển của Viettel đều nhằm xây dựng một mạng lưới kết nối đa tầng, an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số.

Tất nhiên, việc triển khai các tuyến cáp biển đối mặt với nhiều thách thức, từ sự khác biệt pháp lý giữa các quốc gia đến nguồn lực thi công hạn chế và chi phí cao. Viettel đã chứng minh khả năng ứng phó thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý để tháo gỡ các rào cản pháp lý, đồng thời tối ưu hóa lựa chọn đối tác và giám sát tiến độ thi công. Văn hóa "làm việc khó" của Viettel giúp doanh nghiệp này vượt qua các rào cản phức tạp, đảm bảo tiến độ và chất lượng các dự án.

Viettel cũng đầu tư mạnh vào đào tạo nhân lực và nghiên cứu công nghệ, nhằm nâng cao năng lực tự chủ trong thiết kế, triển khai, và bảo trì cáp biển. Điều này không chỉ giảm phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài mà còn tạo cơ hội để đội ngũ kỹ sư Việt Nam phát triển chuyên môn, sẵn sàng cho các dự án quy mô lớn hơn trong tương lai.