Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.
thiện nguyện - Ảnh 1.

GS Lê Ngọc Thạch là bạn đọc đóng góp thường xuyên cho các chương trình thiện nguyện của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: AN VI

Trải qua nhiều cuộc khó khăn thời hậu chiến, đại dịch nhưng TP.HCM vẫn luôn là miền đất hứa của bao phận người chọn nơi học hành, làm việc, dựng xây tổ ấm và phát triển tương lai...

Nhiều người không quên được câu chuyện GS.TS. Lê Ngọc Thạch ủng hộ đồng bào bão lũ miền Bắc 1 tỉ đồng. Hơn nửa năm sau, vị giáo sư ấy vẫn cho rằng đó là hành động nhỏ để làm đẹp thêm hình ảnh TP.HCM - miền đất hứa thân thương đã bao dung ông gần 80 năm qua.

Tui không xem mình làm thiện nguyện là cho đi hay hy sinh gì hết, tui chỉ nghĩ đơn giản đó là cách để tui trả ơn cho thành phố này - nơi mà tui cũng nhận được rất nhiều từ nó.

GS.TS. Lê Ngọc Thạch

Hành trình vất vả

Chúng tôi gặp lại GS.TS Lê Ngọc Thạch trong những ngày tháng tư lịch sử. Ông vẫn vậy, vẫn bộ quần áo đã phai màu. Không còn đi dạy, ông vẫn miệt mài bên quyển tài liệu hóa học đang soạn dở dang.

Trên tường vẫn còn đó tấm bằng khen của UBND TP.HCM trao tặng, chứng nhận "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả". Song vị giáo sư trải lòng ông hoạt động không phải vì bằng khen!

"Từ xưa, tui đã theo ba mẹ

TP.HCM phát triển đã trở thành miền đất hứa đổi đời của biết bao người - Ảnh: THÙY CHI

Nơi này dễ sống lắm!

Năm nay vị giáo sư hay làm thiện nguyện đã bước qua tuổi 77, ông đúc kết trải nghiệm của mình với thành phố này bằng ba chữ: "dễ sống lắm".

Cái dễ với ông không chỉ đến ở thời điểm đã có học hàm học vị, mà dễ ở đây còn đến ở thời kỳ khó khăn của những năm 70, 80 thế kỷ trước. Ông kể khi đó lương mình được ít đồng, nhưng tiền mua hộp sữa cho người con trai lớn đã hết mất quá nửa. "Thời điểm đó hàng hóa khan hiếm, mua hộp sữa vất vả lắm. Nhiều lúc tui nghĩ mình sắp nuôi không nổi thằng con trai nữa rồi", ông nhớ lại.

Nhưng trong trải nghiệm của ông, thành phố này dù ở giai đoạn nào cũng dễ sống với người thiện lương, chăm chỉ. Để bù tiền lương ít ỏi, ông khi đó nhận làm thêm xà bông, phèn, kem đánh răng, pha chế các phản ứng hóa học... thậm chí là đi quét rác ngoài đường.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố - Ảnh 3.Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố - Ảnh 4.Vị giáo sư nhiều lần góp tiền tỉ làm thiện nguyện: 'Tôi học thầy tôi'ĐỌC NGAY

Cách mà vị giáo sư này trả ơn cũng bao dung, nghĩa tình như thành phố đã bao dung ông suốt chừng ấy năm. Đó là các học bổng được tính bằng tiền tỉ, là những bữa cơm giá chỉ vỏn vẹn 2.000 đồng cho người khó khăn. 

Thỉnh thoảng, khi đọc được một nhân vật nào đó "hoàn cảnh" trên báo, ông cũng vét chút tiền hưu trí, tiền viết sách của mình để mang đến ủng hộ.

Câu nói quen thuộc để giải thích cho hành động nghĩa tình ấy của ông là "Dạ không có chi!". Ông hy vọng mọi người dân sống ở thành phố này đều có thể cảm nhận được sự hào sảng, bao dung và sự dễ chịu mà thành phố mang tới.

"Giúp sao cho xuể, nhiều lần tui chứng kiến hoàn cảnh đau lòng lắm. Có đợt một người vào quán ăn 2.000 đồng mà tui hỗ trợ, họ ăn cơm xong xin cái bịch bỏ trái chuối, ổ bánh mì với hộp sữa vào đem về. Tui hỏi mới biết là người này để dành đem về cho em và mẹ ở nhà chưa ăn gì", ông nghẹn giọng.

Nói đến đây, ông ước giá như mình thành công sớm hơn có thể sẽ giúp được nhiều hoàn cảnh hơn hiện tại...

**************

19 năm trước, rời vùng đất đỏ Bình Phước với vài bộ quần áo cũ kỹ và số tiền nhỏ cha mẹ chắt chiu, Đặng Dương Minh Hoàng mang theo hành trang là khát vọng đổi đời bằng con đường học học hành ở TP.HCM.

>> Kỳ tới: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời ở TP.HCM

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố - Ảnh 3.Giáo sư Lê Ngọc Thạch - người góp 1 tỉ đồng ủng hộ bão lũ được tuyên dương

Lãnh đạo TP.HCM vừa trao biểu trưng và giấy chứng nhận "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả" đến GS.TS Lê Ngọc Thạch trong lễ tuyên dương sáng nay.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề