
Quận Thanh Xuân có biển cảnh báo phạt tiền nếu không phân loại nhưng rác thải đủ loại vẫn vứt bỏ ra vỉa hè
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online ngày 18 và 19-4 tại một số quận như Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm… người dân vẫn chưa phân loại rác.
Có nhiều điểm thu gom rác còn trở thành điểm xả rác dù đã có cả biển cảnh báo phạt tiền.
"Khu đô thị tôi sinh sống, ban quản lý tòa nhà vẫn đang
Điểm tập kết rác nồng nặc mùi hôi thối trên đường Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân)

Thùng rác công nghệ ở trung tâm Hà Nội chưa phát huy hiệu quả (ảnh chụp tại quận Đống Đa)

Bên trong một khu dân cư ở đường Chùa Bộc (quận Đống Đa), những xe thu gom đầy ắp rác thải chưa phân loại

Không chỉ rác thải sinh hoạt mà rác thải cồng kềnh cũng được đổ bỏ tràn trên vỉa hè

Rác thải đủ loại được đổ ra đường Trần Nguyên Đán (phường Định Công, quận Hoàng Mai)

Điểm tập kết tự phát trên đường Yên Lãng (quận Đống Đa)

Rác chưa phân loại gây mùi hôi thối ở một điểm tập kết, thu gom trên đường Trung Phụng (quận Đống Đa)

Nhóm công nhân môi trường vận chuyển rác thải đến nơi xử lý
Vì sao nghị định 45 có hiệu lực từ năm 2022 nhưng đến 2025 mới xử phạt?
Nghị định 45 của Chính phủ "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-5-2022.
Tuy nhiên, theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2022) quy định, việc phân loại rác từ hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương chậm nhất đến ngày 31-12-2024 phải thực hiện.
Bởi vậy nên dù nghị định có hiệu lực sớm nhưng từ ngày 1-1-2025 mới đến thời điểm xử phạt.
