Phòng chống tham nhũng: Bổn cũ không soạn lại

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nói: "Không để xảy ra trường hợp vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm đã phải lập tức bị xử lý".
tham nhũng - Ảnh 1.

Điều này đã được nhắc nhiều lần trước đây, song đặt trong bối cảnh cả nước đang tiến hành tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh thành, đặc biệt là chuẩn bị tiến tới đại hội Đảng các cấp, đó là lời cảnh tỉnh đáng lưu ý.

Ông Tô Lâm có lý do để nhấn mạnh như vậy. Những năm qua, khi "cái lò" đốt quan tham bùng cháy mạnh mẽ và cháy không chừa vùng cấm, hàng loạt cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật, bị bắt ngay trong lúc đảm đương chức vụ chưa tới nửa nhiệm kỳ.

Chẳng hạn trường hợp mới nhất là bà TP.HCM đảm bảo an toàn cho người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cựcBộ Chính trị yêu cầu cán bộ, đảng viên phải trọng liêm sỉ, không tham nhũng, lãng phíBộ Chính trị ra quy định mới về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Hầu hết họ là những người nằm trong diện quy hoạch, được đề bạt không bao lâu. Sai phạm của họ bị giấu nhẹm trong bóng tối, mãi tới khi các chứng cứ rơi vào tay cơ quan điều tra thì mọi điều mới được phơi bày.

Hậu quả của tình trạng "ngã ngựa sớm" là rất lớn. Không chỉ gây ra hạn chế phát triển kinh tế - xã hội, công tác nhân sự bị đảo lộn, mà còn gây bức xúc dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân.

Nếu cứ "bổn cũ soạn lại", để cho tình trạng này kéo dài thì e rằng "cái lò" chống tham nhũng - tiêu cực sẽ còn khối "củi tươi" để cháy, công cuộc sáp nhập và tinh gọn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Phải thay đổi công tác cán bộ nhằm thoát ra cái bẫy "bổn cũ soạn lại". Thực tế thời gian qua cho thấy những quy trình, phiếu tín nhiệm, các bản nhận xét hay báo cáo thành tích không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác nhân thân của cán bộ, đôi khi chỉ là một nửa sự thật.

Muốn tìm toàn bộ sự thật không khó, cần đi vào thực tiễn, đi vào đời thường, nhất là phải lắng nghe dân.

Dân là tai mắt, dân luôn biết ông này bà kia sống thế nào, trình độ ra sao, quan hệ với ai, tài sản có bao nhiêu, con cái ở đâu... Lần theo các đầu mối đó thì có thể có một bức tranh khá đầy đủ về nhân vật muốn tìm hiểu.

Không khó lắm để biết một cán bộ có liêm khiết hay không. Vấn đề tiên quyết hơn cả là phải mạnh mẽ chống nạn "chạy" chức, "chạy" quyền, nạn "nâng đỡ không trong sáng".

Phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định trách nhiệm người đứng đầu, người giới thiệu nếu để xảy ra trường hợp quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn cả về năng lực lẫn đạo đức. Người xưa từng nói "nhà dột từ nóc", cứ để thượng bất chính tất nhiên hạ tắc loạn.

Hệ thống chính trị đang trong giai đoạn đẩy nhanh công cuộc tinh gọn bộ máy, công tác cán bộ được đặt lên hàng đầu.

Sẽ không tránh khỏi việc có nhiều vị trí phải thuyên chuyển hay bị đào thải, không tránh khỏi việc xuất hiện những vấn đề phức tạp như "chạy chỗ", "chạy bám trụ", loại bỏ người tốt và thu nạp cánh hẩu.

Chưa kể vấn nạn địa phương chủ nghĩa, đấu đá nội bộ... Tinh gọn là bao hàm cả việc sàng lọc, lựa chọn để có đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn đảm đương nhiệm vụ mới, loại bỏ những thành phần cơ hội, không đủ năng lực, "sáng cắp ô đi chiều cắp ô về".

Do đó, đây là cơ hội để sàng lọc, đừng cứ "lối cũ ta về" bỏ qua những yêu cầu cần thiết khi thẩm định lựa chọn người lãnh đạo mới. Cần coi những gì từng xảy ra là một bài học kinh nghiệm thiết thực, chứ không phải là "cái dây kinh nghiệm càng rút càng dài".

Công tác cán bộ là "then chốt của then chốt", không thể buông lỏng được nữa, đến lúc phải ra tay chấn chỉnh.

Hết thảy những biện pháp nêu trên đều không mới, từng có trong các văn bản đã ban hành hoặc từng được nhắc đi nhắc lại ở chỗ nọ chỗ kia. Quan trọng là thực thi như thế nào để cho "bệnh cũ" không tái phát.

Bổn cũ không soạn lại - Ảnh 1.Tổng Bí thư Tô Lâm: Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới các cán bộ tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những cán bộ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, kê khai tài sản không trung thực.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề