Phát triển công nghiệp giải trí: Cần chiến lược quốc gia để không lỡ cơ hội vàng

Chính phủ vừa giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương xây dựng đề án về công nghiệp giải trí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5 này.
công nghiệp giải trí - Ảnh 1.

Anh trai say hi là một trong những sản phẩm giải trí nội địa đáng chú ý trong vài năm trở lại đây - Ảnh: NSX

Động thái cho thấy Nhà nước đang quan tâm và công nhận sự đóng góp của khu vực này vào sự phát triển chung của đất nước. Đây là lần đầu tiên có một đề án ở tầm vĩ mô liên quan đến "công nghiệp giải trí".

Trước đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào đầu tháng 5 Thủ tướng nêu: "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng đề án phát triển công nghiệp giải trí. Triển khai hiệu quả Thủ tướng Singapore chèn nhạc Bắc Bling, See tình trong video về chuyến thăm Việt NamCEO Google uống nước vỉa hè với cha đẻ Flappy Bird ở Hà Nội

"Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh các trụ cột kinh tế truyền thống cần khai thác hiệu quả hơn các ngành có giá trị gia tăng cao, giàu tính sáng tạo, trong đó công nghiệp giải trí là một ngành nổi bật", ông nói.

Ông Sơn chia sẻ thêm bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế sáng tạo, nơi giá trị của ý tưởng, cảm xúc và trải nghiệm trở thành hàng hóa chủ lực. 

Các quốc gia phát triển trên thế giới như Hàn Quốc, Mỹ, Anh đã chứng minh rằng công nghiệp giải trí không chỉ tạo ra doanh thu khổng lồ mà còn là công cụ quyền lực mềm hiệu quả để định hình hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Sự thành công của K-pop, Hollywood hay các lễ hội âm nhạc và nền tảng giải trí số toàn cầu là minh chứng rõ rệt cho điều đó.

Đây cũng là thời điểm mà những thay đổi về công nghệ - đặc biệt là sự phổ biến của các nền tảng số và mạng xã hội - đã làm thay đổi căn bản cách người dân, đặc biệt là giới trẻ, tiếp cận, tiêu thụ và tạo ra sản phẩm giải trí.

"Nếu không có chiến lược quốc gia rõ ràng, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội vàng để nâng tầm ngành giải trí thành một mũi nhọn kinh tế - văn hóa mới. Việc Chính phủ đặt vấn đề phát triển công nghiệp giải trí vào thời điểm này là một bước đi chiến lược và cấp thiết", đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn nhận định.

công nghiệp giải trí - Ảnh 7.

Mai của Trấn Thành là một trong những phim thắng phòng vé thời gian qua - Ảnh: ĐPCC

Đạo diễn Việt Tú nói động thái này thể hiện Chính phủ đã nhìn thấy tầm quan trọng của nền công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí trong sự phát triển chung của đất nước. 

"Tầm quan trọng ở đây không chỉ đơn thuần nằm ở những chỉ số đo đếm được về mặt kinh tế mà cả tầm ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam tới thị trường toàn cầu", anh nói.

Theo anh Việt Tú, Việt Nam có một nền công nghiệp văn hóa, giải trí phát triển chậm hơn nhiều so với khu vực và quốc tế. Đề án này rất quan trọng với thị trường văn hóa, giải trí, "ra đời đúng thời điểm mà chúng ta có đủ nguồn lực trên mọi phương diện để hiện thực hóa nó".

Ông Nguyễn Tuấn Huy - cựu CEO và nhà sáng lập của Hiker Games, công ty được coi là "huyền thoại của làng game Việt Nam" với mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế với game có độ khó cao và làm sản phẩm để đời gắn với lịch sử Việt Nam - bày tỏ:

"Tôi có sự kỳ vọng nhất định đề án của Chính phủ sẽ thực sự giúp ngành công nghiệp giải trí nói chung và ngành game nói riêng phát triển. Tôi hy vọng đề án này có thể giúp tạo ra những tiểu thuyết, truyện tranh, bộ phim và tựa game Việt Nam xuất sắc, thành công cả về mặt thương mại và thành tựu nghệ thuật".

Hàn Quốc: khi giải trí không chỉ là giải trí

"Hallyuwood" là thuật ngữ chỉ nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc, với từ Hallyu ghép với chữ "wood" trong Hollywood.

Theo Behalf Korea, ngành công nghiệp nội dung Hàn Quốc (K-Content, bao gồm K-pop, K-drama, phim điện ảnh, trò chơi điện tử và webtoon) dẫn đầu công nghiệp văn hóa với trị giá 79 tỉ USD vào năm 2023, dự kiến tăng lên 86,4 tỉ USD vào năm 2026.

Những con số đáng kinh ngạc này cho thấy giải trí không chỉ là giải trí mà còn là động lực kinh tế quan trọng.

Một báo cáo của Allied Market Research cho thấy chỉ riêng thị trường tổ chức sự kiện K-pop (bao gồm các concert - hoạt động xương sống và mang lại doanh thu lớn nhất của K-pop, fan meeting, fansign, biểu diễn khác...) dự kiến đạt doanh thu 20 tỉ USD vào năm 2031.

"Ngành hàng hóa K-pop" bao gồm album, lightstick, quần áo và các món đồ lưu niệm có hình ảnh thần tượng hoặc liên quan đến thần tượng đã trở thành thị trường trị giá hàng tỉ USD.

Cần chiến lược quốc gia để không đánh mất cơ hội vàng - Ảnh 6.Đạo diễn Việt Tú: Có 3 việc cần làm ngay để vươn đến nền công nghiệp giải trí

Chỉ một, hai concert đơn lẻ như Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai thành công thì chưa thể gọi là công nghiệp biểu diễn.