Phạt 'khủng', ngành giao thông đừng chậm chân nữa

Mấy ngày nay vấn đề nóng được người dân bàn nhiều là phạt "khủng". Ai cũng chấp hành, hoan nghênh để bà con mình có ý thức giao thông tốt hơn, xây dựng văn hóa giao thông thấm vào máu thịt.
Phạt 'khủng', ngành giao thông đừng chậm chân nữa - Ảnh 1.

Xe rẽ phải từ đường Lê Quý Đôn qua đường Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) thường bị “xung đột” với người đi bộ qua đường - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vì vậy bà con không kêu về mức phạt mà là chưa "tâm phục khẩu phục" về biển báo, điều tiết Tăng mức xử phạt vi phạm giao thông để mọi người 'đi đến nơi, về đến chốn'Mức phạt tăng gấp 5 lần, không còn cảnh xe máy đi hàng đoàn ở đường vành đai 2 trên caoĐi xe lên vỉa hè, tài xế nói 'bủn rủn' sau khi nghe mức phạt đã tăng gấp 10 lần

Hệ lụy là người dân, xã hội phải gánh chịu. Điều dễ thấy tại các giao lộ đông đúc hơn, xe xếp hàng dài hơn vì dòng xe máy trước đây thường rẽ phải khi có đèn đỏ đã giúp một lượng lớn xe máy thoát đi nay tất cả đều dừng lại. 

Và điều phải đến sẽ đến là ùn tắc kéo dài, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Đúng là đi lại phải tuân thủ đèn giao thông. Thế nhưng tại TP.HCM, gần như có một "luật" bất thành văn đã có từ vài chục năm qua là xe máy được rẽ phải khi đèn đỏ mà ít khi bị xử phạt.

Và điều đó đã trở thành thói quen ngấm vào máu của người dân đô thị lớn nhất nước này. Cũng vì thế, ở TP.HCM có rất ít giao lộ có gắn biển báo đèn đỏ xe máy được phép đi thẳng hay rẽ phải.

Và "luật" bất thành văn này - dù có thể làm ảnh hưởng đến người đi bộ khi băng đường, thậm chí là làm thui chột thói quen đi bộ băng đường - trở thành một loại "đặc sản sợ hãi" với khách du lịch nước ngoài khi qua đường nhưng cũng góp phần giảm bớt ùn tắc, kẹt xe.

Một khi đã ngấm vào máu, đã thành thói quen của đại đa số người dân TP.HCM, muốn thay đổi phải cần thời gian.

Nay thì đùng một cái, gần như không có thông báo điều chỉnh, hay cơ quan chức năng ở TP.HCM khẳng định là "tất cả phải tuân thủ theo đèn", chấm dứt thói quen "rẽ phải khi có đèn đỏ" để không bị phạt. Chẳng thấy cơ quan nào lên tiếng. Dân tuân thủ mà lòng không vui.

Vì thế bà con muốn ngành giao thông ra đường nhiều hơn, khảo sát và có những giải pháp điều chỉnh phù hợp để đảm bảo người dân vẫn tuân thủ luật giao thông mà không gây thêm ùn tắc, kẹt xe, vốn đã vượt ngưỡng chịu đựng.

Và người dân sẽ càng thêm tâm phục khẩu phục khi họ nhận được các mức phạt khác nhau cho những vi phạm, chẳng hạn như phạt cảnh cáo vì theo quy định cho phép các mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền đến tịch thu phương tiện, tùy mức độ vi phạm.

Với người dân, luật giao thông phải "ngấm vào máu thịt", đã đi sai thì phải chịu phạt. Nhưng cuộc sống luôn muôn hình vạn trạng, như thói quen và luật bất thành văn rẽ phải khi có đèn đỏ mà không bị phạt.

Vì thế phạt để nhớ đời, phạt cảnh cáo biết sợ lần sau không dám vi phạm cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Thời buổi đã số hóa, liên thông, đã phạt cảnh cáo mà còn tái phạm thì áp dụng các mức phạt cao hơn.

Điều này cũng rất cần thiết khi chúng ta đã áp dụng mức phạt "khủng" trong khi điều tiết giao thông và hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập.

Và để giải tỏa những lăn tăn, ngành giao thông vận tải phải nhanh chóng vào cuộc, thậm chí có "chiến dịch" chỉnh sửa biển báo, điều tiết giao thông cho phù hợp với tình hình mới. Việc này cần làm ngay trong khi chờ nâng cấp hạ tầng giao thông.

Phạt 'khủng', ngành giao thông đừng chậm chân nữa - Ảnh 2.Phạt nặng vi phạm giao thông để xây dựng nếp sống văn minh

Kể từ ngày 1-1-2025, nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông công cộng được áp dụng với các mức phạt được ấn định cao hơn nhiều lần so với mức trước đây.