Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh

Đơn giản hóa ưu đãi thuế, xây dựng hạ tầng nghiên cứu chuyên sâu hay phát triển các công cụ tài chính mới cho tài sản vô hình... là những cấu phần thiết yếu nếu Việt Nam muốn cạnh tranh trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, theo các doanh nghiệp.
start-up - Ảnh 1.

Doanh nghiệp mong Nhà nước sớm có các hành động cụ thể đưa nghị quyết 68 vào thực tiễn - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Để nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân không dừng lại ở tầm nhìn mà thực sự trở thành động lực tăng trưởng, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế hỗ trợ R&D (nghiên cứu và phát triển) một cách minh bạch, đồng bộ và có thể đo lường hiệu quả.

Bài học đầu tư cho nghiên cứu và phát triển từ Nhật Bản

Nghị quyết 68 đưa ra một số mục tiêu được đông đảo doanh nghiệp (DN) hoan nghênh như: cắt giảm 30% điều kiện kinh doanh, giảm 30% chi phí tuân thủ và 30% thời gian xử lý Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh - Ảnh 2.

Tư duy mới về kinh tế tư nhân tập trung đặt mục tiêu tạo việc làm, phát triển doanh nghiệp - Ảnh: HỮU HẠNH

Khu vực tư nhân Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từng là khu vực bị kỳ thị. Doanh nhân bị gán những định kiến tiêu cực với những cụm từ như "gian thương", "con buôn". Hơn một thập kỷ trước, hình ảnh ông giám đốc béo ngồi văn phòng với cô thư ký trẻ đẹp vẫn còn phổ biến trong phim ảnh, phản ánh một cái nhìn méo mó về người làm kinh doanh.

Vì thế, nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân là một trong số hiếm các nghị quyết nhận được sự quan tâm rộng rãi của truyền thông và xã hội, không chỉ bởi nội dung mà còn vì đây là một bước ngoặt quan trọng trong tư duy phát triển.

Trước khi có Luật Doanh nghiệp năm 1999, việc kinh doanh ở Việt Nam vô cùng khó khăn: phải xin đủ loại giấy phép, mất hàng tháng trời. Muốn mở rộng sang tỉnh khác phải xin phép lại. Thậm chí ve chai cũng phải chờ cơ quan có cấp phép.

Sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời đã làm thay đổi tư duy từ "xin - cho" sang "đăng ký, tự do kinh doanh". Đầu những năm 2000, VCCI và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương từng phải tự thống kê số lượng giấy phép, vì khi đó chúng ta cũng không biết mình đang quản lý bao nhiêu loại điều kiện kinh doanh.

Đến năm 2014, Việt Nam tiến thêm một bước nữa, tư duy tiếp tục đổi mới với Luật Đầu tư. Chỉ những ngành nghề bị cấm hoặc hạn chế thì Nhà nước liệt kê ra, còn lại người dân được tự do kinh doanh.

Đây là một bước tiến lớn dù khi đó còn gây tranh cãi lớn trong xã hội.

Giai đoạn 2016 - 2017 là một cột mốc nữa, khi các điều kiện kinh doanh trước kia quy định rải rác ở cấp thông tư (do các bộ tự ban hành) được chuyển toàn bộ lên cấp nghị định của Chính phủ. Khoảng 500 thông tư bị bãi bỏ và sau này được ban hành ở 50 nghị định chính phủ hoàn thành năm 2017.

Nghị quyết 68 đánh dấu một lần nữa sự thay đổi về tư duy. Lần đầu tiên có một văn bản khẳng định rõ: "Kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia".

Từ "nhất" này chưa từng xuất hiện trước đó. Tuy nhiên, theo tôi, sắp tới không nên xếp thành phần nào quan trọng nhất nhì, mà quan trọng là tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, không nên say sưa thành phần nào quan trọng hơn mà là xét tính hiệu quả.

Cái cần là một sân chơi minh bạch, hiệu quả và người chơi sẽ tự chứng minh mình qua thực tiễn.

Việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh và trao quyền cho doanh nghiệp ở Việt Nam là một quá trình kéo dài nhiều năm, với nhiều nỗ lực cải cách chính sách từng bước.

Thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp

Về chính sách vốn vay, ông Nguyễn Duy Thiện đề xuất nên sớm hoàn thiện và phổ biến rộng rãi mô hình cho vay theo dòng tiền.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành bộ tiêu chí rõ ràng dựa trên dữ liệu dòng tiền điện tử, hợp đồng và doanh thu số để các ngân hàng mạnh dạn cấp tín dụng không phụ thuộc vào tài sản thế chấp. Chính phủ cũng có thể hỗ trợ thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng, giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro và doanh nghiệp fintech tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn.

Để khơi thông dòng vốn đầu tư quốc tế vào các start-up fintech Việt, cần nhanh chóng luật hóa các công cụ tài chính hiện đại như cổ phần ưu đãi, ESOP (kế hoạch phát hành cổ phiếu cho nhân viên) và trái phiếu chuyển đổi vào Luật Doanh nghiệp, đồng thời áp dụng chuẩn kế toán IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và cho phép sử dụng trọng tài quốc tế khi cần thiết. Các bước này sẽ giúp doanh nghiệp Việt gọi vốn thuận lợi, minh bạch và hiệu quả hơn.

"Từ nghị quyết chuyển thành hành động cụ thể, Chính phủ nên triển khai sandbox (thí điểm) pháp lý và thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo những cam kết của nghị quyết 68 thực sự tạo ra đột phá, giúp các start-up fintech tự tin phát triển ngay tại Việt Nam", ông Thiện nói.

Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh - Ảnh 3.Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Giải pháp của start-up Việt giúp loại bỏ những rủi ro bảo mật phổ biến hiện nay nhắm vào các phương pháp xác thực truyền thống.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề