Nhà bán hàng tìm cách 'thoát ly' sàn

Các nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử đang tìm cách đa dạng kênh bán và tránh để doanh thu phụ thuộc quá nhiều vào các sàn có chi phí cao.
Nhà bán hàng tìm cách 'thoát ly' sàn - Ảnh 1.

Người tiêu dùng lên mạng tìm kiếm sản phẩm. Ảnh: HỒNG PHÚC

Nghịch lý giữa doanh thu và lợi nhuận

Lê Linh, một nhà bán hàng online các sản phẩm thời trang, chia sẻ rằng TikTok và Threads là những kênh tiếp thị cô ưu tiên để tiếp cận khách hàng.

Với kênh bán, cô chọn Instagram và Zalo Business thay vì các

Thương hiệu gia dụng Vifiba sử dụng đa kênh bán hàng để tránh việc phụ thuộc doanh thu từ sàn - Ảnh minh hoạ: VIFIBA

"Trong tất cả các kênh bán, TikTok Shop mang về doanh số cao nhất nhưng không phải là kênh mang về lợi nhuận tốt nhất", bà Nguyễn Thanh Thùy, CEO Vifiba, chia sẻ.

Bà Thùy cho biết tổng mức phí mà công ty trả cho các sàn thương mại điện tử ở mức cao, với Lazada và Shopee khoảng 15%, trong khi TikTok Shop là 12,5%.

Để bảo vệ lợi nhuận, Vifiba đang đa dạng hóa kênh bán, chú trọng hơn vào website công ty và Facebook.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Mạnh Tấn, giám đốc marketing Haravan, quan sát các doanh nghiệp tồn tại trên ba năm thường không "all in" vào một kênh bán hàng.

Vị này ước tính sàn thương mại điện tử chiếm khoảng 40% doanh số, trong khi website của thương hiệu đóng góp 13% và kênh Meta (như Facebook) chiếm 31%.

"Kênh Meta không phải là nơi tạo ra đơn nhiều nhất nhưng lại mang lại lợi nhuận cao", ông Tấn cho biết.

Phí có phải yếu tố chính?

Sự dịch chuyển kênh bán hiện nay phản ánh nhu cầu kiểm soát hoạt động kinh doanh và giảm sự phụ thuộc vào quy định của sàn để tối ưu lợi nhuận.

Phí có phải yếu tố chính dẫn đến sự dịch chuyển kênh bán hàng?

Theo bà Dương Mai Anh - giám đốc cổng thanh toán Paykit, phí và sự bị động trong kiểm soát phí là tác nhân chính khiến nhà bán dần không đặt sàn thành kênh quan trọng nhất.

Điều này diễn ra chủ yếu với các cá nhân và hộ kinh doanh.

Vị này phân tích cấu trúc phí cơ bản của các sàn lớn hiện gồm chi phí thanh toán (5%) và phí cố định (4%), tức phí tối thiểu là 9% giá trị giao dịch.

Tuy nhiên, phần đông nhà bán phải sử dụng những gói cao hơn như phí voucher giảm giá, phí freeship để thu hút khách.

Vì vậy, tổng phí sẽ từ 12-18% giá trị giao dịch, chưa gồm thuế thu nhập cá nhân 1,5%.

"Con số này có thể chấp nhận được với nhà bán hàng mới, chưa có nguồn khách ổn định. Với các bên đã ổn định thì mức này buộc họ phải nâng giá để cạnh tranh hoặc đầu tư cho kênh bán riêng", bà Mai Anh chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

Về khía cạnh thanh toán, 5% giá trị giao dịch là "đồng giá" cho mọi phương thức mà khách lựa chọn, từ chuyển khoản ngân hàng, thẻ nội địa, thẻ quốc tế hay COD.

Khi rời sàn và chuyển sang bán qua mạng xã hội hoặc website công ty, nhà bán có hai phương án tiết kiệm hơn.

Thứ nhất, họ sử dụng cổng thanh toán với phí dao động 1,1- 3,5% tùy phương thức khách lựa chọn.

Thứ hai, họ chấp nhận thanh toán thủ công (đưa số tài khoản của mình và chờ khách chuyển tiền) để không mất phí.

Tuy nhiên, điểm bất lợi là khó quản lý và theo dõi giao dịch khi xử lý lượng lớn giao dịch. Thậm chí có trường hợp khách hàng còn làm giả màn hình chuyển tiền để trục lợi.

Đồng thời họ sẽ đối mặt với nhiều bài toán về lưu lượng truy cập, khả năng cạnh tranh, nền tảng quản lý,… trong quá trình vận hành đa kênh.

Nhà bán hàng tìm cách “thoát ly” sàn  - Ảnh 6.Dự đoán nhiều người bán hàng sẽ rời sàn, KOL đi tìm việc

Số lượng nhà bán hàng nhỏ lẻ trên các sàn thương mại điện tử được dự báo tiếp tục giảm mạnh do cạnh tranh và vấn đề thuế. Đồng thời, một lượng lớn KOC và KOL sẽ bị đào thải.