
Các thành viên BlackPink trở thành tâm điểm chú ý tại Met Gala 2025
Dù
Các chuyên gia trong ngành bày tỏ lo ngại về xu hướng thần tượng hợp tác với các thương hiệu xa xỉ - Ảnh: ADOR
Một quản lý trong ngành giải trí toàn cầu cũng chia sẻ mối lo ngại tương tự. Theo người này, việc trở thành đại sứ thương hiệu có thể giúp nâng cao hình ảnh cá nhân, mở rộng sức ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực âm nhạc và củng cố vị thế toàn cầu cho nghệ sĩ.
Tuy nhiên các fandom K-pop vốn nổi tiếng với việc cạnh tranh lẫn nhau này, điều này lại vô tình trở thành thước đo để so sánh và xếp hạng thần tượng.
Người hâm mộ thường có xu hướng cảm thấy tự hào hoặc thất vọng tùy thuộc vào việc thần tượng của họ có được thương hiệu lớn lựa chọn hay không. Chính tâm lý này ngày càng tạo ra nhiều áp lực, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cả nghệ sĩ lẫn cộng đồng người hâm mộ.

Bảy thành viên BTS được chọn làm đại sứ thương hiệu cho Louis Vuitton, tạo nên cơn sốt toàn cầu - Ảnh: Big Hit Music
Nhà phê bình âm nhạc Lim Hee Yun nhìn nhận vấn đề ở góc độ xã hội sâu sắc hơn: "Thương hiệu xa xỉ là biểu tượng địa vị đỉnh cao trong xã hội tư bản, và ngay cả giữa các nhãn hàng cũng có sự phân cấp.
Điều đáng lo là các fan trẻ đang bị cuốn vào văn hóa vật chất quá sớm. Môi trường này có thể gây áp lực tâm lý nghiêm trọng cho cả nghệ sĩ lẫn người hâm mộ, đặc biệt khi nhiều thần tượng còn ở độ tuổi thiếu niên".
