
Tổng quan mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận mà liên danh nhà đầu tư trình bày với UBND tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Hơn 39.800 tỉ đồng mở rộng cao tốc về miền Tây
Tuyến cao tốc từ TP.HCM đi về các tỉnh miền Tây đang bị quá tải do lượng xe ngày càng tăng trong khi đường Xe cấp cứu bốc cháy dữ dội trên cao tốc TP.HCM - Trung LươngPhạt tù 2 tài xế chèn ép xe, rượt đuổi đánh nhau trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Trong tương lai được đầu tư hoàn chỉnh theo quy mô đã quy hoạch với đoạn từ Chợ Đệm - vành đai 4 quy mô 12 làn xe (nền đường rộng 56m); đoạn từ vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe (nền đường rộng 48,5m).
Đối với đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ mở rộng từ 4 làn xe hạn chế lên 6 làn xe, nền đường rộng 32,25m theo quy mô đã quy hoạch, vận tốc thiết kế 100km/h.
Đồng thời xây dựng hệ thống giao thông thông minh, hệ thống trạm thu phí, trạm dừng nghỉ… trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận bảo đảm đồng bộ, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Nhà đầu tư đề xuất dự án là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Công ty cổ phần Tasco, Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long - CTCP, Công ty TNHH MTV dịch vụ và đầu tư CII. Dự kiến thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án từ năm 2024 - 2028.
Vừa thi công vừa cho xe chạy
Dù chưa chốt ngày khởi công dự án mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận nhưng tại buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp, đại diện liên danh nhà đầu tư, ông Lê Quỳnh Mai - phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả - trình bày phương án tổ chức giao thông trong quá trình thi công mở rộng đường cao tốc đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận dài hơn 50km đi qua tỉnh Đồng Tháp.
Ông Mai cho biết phần mở rộng thêm sẽ nằm bên trái tuyến, hướng từ Trung Lương đi Mỹ Thuận. Theo đó, thời gian đầu các đơn vị thi công sẽ rào chắn vách tôn giữa đường cao tốc hiện hữu với phạm vi thi công.
Sau khi thi công xong hai làn đường mới, hai làn xe hiện hữu hướng từ Mỹ Thuận về Trung Lương chạy vào hai làn vừa mới thi công xong để thi công, hoàn thiện hai làn giữa. Hai làn giữa làm xong sẽ chuyển hai làn xe hướng từ Trung Lương đi Mỹ Thuận vào hai làn giữa để nâng cấp, hoàn thiện hai làn ngoài cùng phía bên phải tuyến.
Sau khi hoàn thiện, đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được mở rộng từ 4 làn xe hạn chế lên 6 làn xe, nền đường rộng 32,25m theo quy mô đã quy hoạch, vận tốc thiết kế 100km/h.
Đồng thời, xây dựng hệ thống giao thông thông minh, hệ thống trạm thu phí, trạm dừng nghỉ… trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận bảo đảm đồng bộ, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Tại buổi làm việc này, ngoài việc trình bày phương án tổ chức giao thông, đại diện nhà đầu tư còn trình bày thêm một số ý kiến khác liên quan đến hợp đồng BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (giai đoạn 1) đã ký kết với UBND tỉnh Tiền Giang (nay là UBND tỉnh Đồng Tháp) trước đây.
Kết thúc buổi làm việc, ông Trần Trí Quang - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cơ bản đồng ý với chủ trương mở rộng đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Tuy nhiên, do có nhiều đề xuất chưa được rõ ràng nên lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở Xây dựng chủ trì cùng Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Đồng Tháp và Sở Tư pháp thẩm định kỹ lại về mặt pháp lý, thủ tục, quy trình, thẩm quyền trong đầu tư dự án, để UBND tỉnh làm việc với chủ đầu tư và các bên liên quan.

Theo phương án tổ chức giao thông của liên danh nhà đầu tư, trong thời gian thi công mở rộng cao tốc về miền Tây, xe cộ qua lại sẽ được điều chỉnh thay đổi theo từng mốc thời gian - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
