Lương nhà giáo sẽ ở mức cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp

TPO - Đại biểu Quốc hội tán thành cao với việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý chính sách tiền lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo, bởi chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Sáng 20/11,

Quốc hội chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Ảnh: Như Ý

Giao quyền tuyển dụng để tránh thừa – thiếu cục bộ

Thảo luận vào các nội dung của dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Trần Văn Thức (đoàn Thanh Hóa) nêu thực trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ diễn ra ngày càng trầm trọng. Theo ông, nguyên nhân do các cơ quan quản lý giáo dục thiếu vai trò chủ trì nên không thể chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên.

“Vì cơ sở giáo dục không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không thể chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được giáo viên thừa, thiếu giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn”, ông Thức nêu.

Lương nhà giáo sẽ ở mức cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp ảnh 2

Đại biểu Trần Văn Thức (đoàn Thanh Hóa) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Như Ý

Đại biểu đoàn Thanh Hóa bày tỏ sự đồng tình với việc dự thảo Luật Nhà giáo giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Theo ông Thức, đây là quy định quan trọng để có thể tháo gỡ ngay những vấn đề khó khăn nhất và ngày càng trầm trọng về thừa - thiếu giáo viên xảy ra nhiều năm nay.

Điều chỉnh

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) tán thành với việc xếp lương của nhà giáo cao nhất đi kèm với việc nâng cao chất lượng.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) tán thành cao với việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.

Đại biểu đề nghị việc xếp lương cao nhất trong bậc lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo, bởi tầm quan trọng, vai trò quyết định của hệ thống giáo viên đối với nâng cao chất lượng giáo dục, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.​

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu nêu ra tại phiên thảo luận tổ. Theo ông Sơn, cơ quan soạn thảo dự kiến quy định: Nhà giáo được xếp lương theo thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng thêm phụ cấp lương cơ bản tương ứng với chức danh từ mức 1 đến 1,8.

Bảng lương của nhà giáo được sắp xếp lại để bảo đảm tương quan với công chức và Phụ cấp ưu đãi của nhà giáo dự kiến điều chỉnh đối với cấp mầm non (tăng thêm 10%) và tiểu học (tăng thêm 5%).

Đột phá trong Dự thảo Luật Nhà giáo: Bảo vệ, chuẩn hóa và thu hút nhân tài
Đề xuất giao quyền tuyển dụng ngành giáo dục
Hai bộ rà soát, báo cáo Trung ương bổ sung biên chế ngành giáo dục
Hai bộ rà soát, báo cáo Trung ương bổ sung biên chế ngành giáo dục