Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.
xin việc - Ảnh 1.

Nhờ siêng năng và linh hoạt, Anh Thư đã sớm tìm được việc ổn định trong khi bạn bè vẫn loay hoay xin việc - Ảnh: NGỌC SANG

Thay vào đó, các bạn chủ động nắm bắt cơ hội từ sớm, vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị cho chặng đường sau giảng đường.

Chủ động tìm cơ hội, hành trang vào đời của sinh viên thời nay

"Không chờ cơ hội, tự tạo cơ hội". Đó là cách Trần Nguyễn Anh Thư (22 tuổi, ngụ phường Tân Mỹ, TP.HCM) khẳng định bản thân. Tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành biên kịch điện ảnh - truyền hình

Khi trang TikTok có lượt xem ổn định, Phương nhận được lời mời hợp tác từ các nhãn hàng liên quan đến tuyển dụng, giáo dục, với thu nhập dao động tùy theo dự án - Ảnh: NVCC

Hành trình tự học và phát triển xây kênh TikTok

Trong thời đại số, nhiều bạn trẻ đã tận dụng mạng xã hội để tự do sáng tạo, kiếm thêm thu nhập, TikTok là một trong những nền tảng giúp các bạn thực hiện điều đó.

Cô bạn TikToker trẻ tuổi Phương Thử Việc là một trong những bạn trẻ đang hot trên nền tảng này với nhiều video triệu view. Tên thật cô là Đỗ Thu Phương 22 tuổi, quê Phú Thọ, hiện là sinh viên năm cuối Trường đại học Công nghiệp Hà Nội. Cũng như bao bạn bè đồng trang lứa, Phương nộp đơn thực tập tại 5 công ty khác nhau, song chỉ một công ty nhận.

Vậy là cô làm việc tại công ty chuyên về du học, xuất khẩu lao động Hàn Quốc có trụ sở tại Hà Nội. Công việc chẳng liên quan đến truyền thông, giải trí nhưng cô bạn vẫn "đi làm và quay clip là chính".

Vừa đăng bài lên trang TikTok cá nhân Phương Thử Việc một video chưa đầy năm phút đã thu về hơn 5.000 lượt xem. Cô cười tít mắt: "Trộm vía dạo này kênh TikTok của mình lên xu hướng, được nhiều bạn biết đến".

Phương thật thà chia sẻ: "Ban đầu, tôi không hề có ý định xây kênh nhưng sau khi được anh Khánh trưởng phòng và sếp Việt gợi ý, động viên cứ làm đi. Bản thân cũng thấy thời gian ở trên công ty còn thừa khá nhiều nên đã quyết định quay TikTok với mục đích giải trí, không ngờ lại được mọi người yêu mến nhiều đến vậy".

Tự mày mò quay, dựng, vừa làm vừa học, thời điểm ban đầu còn nhiều khó khăn, nhưng Phương luôn cố gắng, dần nhập cuộc và kênh TikTok của cô nhanh chóng thu hút người xem. Tới thời điểm hiện tại kênh TikTok của Phương đã có hơn 377.000 lượt theo dõi, những video xoay quanh công việc văn phòng và nhà trọ mà cô ở, và những người bạn đồng nghiệp xung quanh.

Nội dung rất đơn giản nhưng lại vô cùng thú vị và lôi cuốn người xem. Cô bạn cũng chăm chỉ tương tác mọi người, nhờ vậy càng ngày Phương càng được yêu quý nhiều hơn. "Ban đầu mình chỉ nghĩ làm đại cho vui, ai ngờ TikTok có thể tạo ra thu nhập khi kênh đạt đủ lượt tương tác", Phương chia sẻ.

Phương cho biết về mức lương thực tập 3 triệu đồng là thật, chứ không phải content như lời đồn. Ngoài tiền lương thì Phương còn tiền thưởng các video triệu view. Thế nhưng cô bạn vẫn sống ổn với mức lương này ở Hà Nội.

Khi trang TikTok có lượt xem ổn định, Phương nhận được lời mời hợp tác từ các nhãn hàng liên quan đến tuyển dụng, giáo dục, thu nhập dao động tùy theo dự án. Có những dự án mở rộng sang cả nước ngoài.

Tuy nhiên, việc kiếm tiền từ TikTok không hề dễ. Cốt lõi vẫn là sản xuất nội dung chất lượng, phù hợp xu hướng và duy trì được tính đồng bộ. "Nhiều bạn nghĩ TikTok chỉ cần lên trend là đạt view, nhưng nếu không có định hướng rõ ràng thì rất khó duy trì", Phương chia sẻ.

Cô bật mí sinh viên hoàn toàn có thể biến TikTok thành một công việc nghiêm túc và mang lại thu nhập, chỉ cần học hỏi, kiên trì và biết cách khai thác nội dung hữu ích.

Ra trường với tấm bằng cử nhân, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương cao, nhưng thực tế không như mơ.

Theo số liệu của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 29,0%, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy chất lượng nguồn lao động đang dần được nâng cao.

Theo chia sẻ của ThS Nguyễn Thị Xuân Dung - giám đốc Trung tâm truyền thông Trường đại học Công nghệ TP.HCM, nhà trường xác định định hướng đào tạo ứng dụng ngay từ đầu, đồng thời liên tục có những kế hoạch điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo, cách thức giảng dạy để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ngay lập tức mà không mất quá nhiều thời gian đào tạo lại.

Còn với Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), chương trình đào tạo được nhà trường định hướng nghề nghiệp có mục tiêu và nội dung theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, phát triển năng lực làm việc gắn với một nhóm chức danh nghề nghiệp cụ thể.

"Nhà trường đã và đang thực hiện rất nhiều những hoạt động hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường từ các khoa chuyên môn qua nhiều đợt thực tập thực tế tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phù hợp...", đại diện Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết thêm.

*****************

Để nguồn lao động chất lượng này đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, hầu hết trường đại học hiện nay đang thúc đẩy gắn chặt đào tạo lý thuyết với thực tiễn, thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức giảng dạy và yêu cầu thực tế.

>> Kỳ tới: Khi đại học chưa là đáp án cuối cùng

Sinh viên loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay: lăn lộn từ sớm? - Ảnh 3.Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề