Khó có cơ sở điều chỉnh
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định cơ chế thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Một trong những điểm mới của dự thảo lần này là đề xuất rút ngắn
Theo chuyên gia, việc rút ngắn thời gian
Ngoài việc tăng giá bán phù hợp, việc để EVN có lãi cần xuất phát từ nỗ lực giảm giá thành sản xuất điện. Ảnh EVNCPC.
Bộ Công Thương lý giải việc bổ sung quy định về cơ sở xác định lợi nhuận định mức phù hợp Luật Điện lực (sửa đổi), đảm bảo lợi nhuận hợp lý để doanh nghiệp bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh. Nói cách khác, EVN chỉ vận hành và tăng giá theo đúng lộ trình là đảm bảo có lãi.
Ông Duệ cho rằng, việc EVN có lãi không chỉ phụ thuộc vào việc cứ tăng giá điện là xong, quan trọng hơn lợi nhuận còn đến từ việc kiểm soát các loại chi phí và cách điều hành, quản trị của doanh nghiệp này.
Theo ông Duệ, hai năm vừa rồi EVN lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng và nói rằng nguyên nhân đến từ việc chi phí nguyên liệu tăng, trong khi giá bán không được tăng. “Vậy EVN đã kiểm soát tốt các chi phí như phát điện, truyền tải, phân phối…hay chưa? Các nhà máy nhiệt điện đã giảm tiêu hao khí, than/kWh hoặc ứng dụng khoa học công nghệ để giảm tổn thất trong truyền tải, hay năng suất lao động đã hiệu quả, các khoản chi phí khác... minh bạch chưa?", ông Duệ đặt câu hỏi.
Vị chuyên gia cũng cho rằng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng lớn, việc kiểm soát chi phí sản xuất điện hiện nay là hết sức quan trọng. EVN cần nỗ lực rất lớn để giảm giá thành. “Nếu muốn có lãi nhờ trông hết vào việc tăng giá bán điện thì không ổn và không công bằng”, ông Duệ nói.