Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa

Ở quê, trái cây không mọc từ đất. Nó mọc từ tình thân. Mọc từ nếp nhà có má tảo tần canh rễ canh sâu, có cha sớm tối đong đưa giàn mướp trước hiên. Mỗi trái cây là một mảnh đời nảy nở – không chỉ của cây trái, mà của người.

Mỗi năm, khi trời chuyển mùa, nắng ngả màu mật ong, trái trên cành rủ xuống như những lời thầm thì: đã tới lúc. Tới lúc đất được trả ơn. Tới lúc người được hái điều lành.

Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 1.

Miệt vườn Nam Bộ, người ta không coi trái cây là hàng hóa. Mà là lộc. Là thứ trời ban, đất cho, người giữ. Ở đây, mỗi quả – từ trái cau cho tới trái sung – đều có chỗ đứng trong ký ức, phong tục, và lời khấn nguyện.

Tết đến, mâm ngũ quả nằm ngay ngắn giữa gian thờ. Chẳng phải ai cũng biết đọc chữ, nhưng ai cũng "đọc" được mâm đó: mãng cầu - sung - dừa - đu đủ - xoài. "Cầu sung vừa đủ xài". Mỗi thứ quả là một lời cầu an được gói ghém trong màu vỏ, mùi hương, hình dáng. Chẳng cần phải giàu sang, chỉ cần "vừa đủ xài" là đã yên lòng.

Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 2.

Bài học về phong tục của trẻ con ở quê chính là từ trái ngọt đầu mùa má đem ra chợ, từ tiếng dao gọt thơm kêu lách cách sau bếp, từ lúc cả nhà cùng ngồi lựa trái đẹp dâng ông bà. Văn hóa miền Tây truyền từ tay sang tay, từ bữa cơm chan mắm kho, từ gốc cây ra hoa.

Rồi tới ngày cưới. Cổng cưới ngày xưa, ai mà không nhớ. Không bong bóng, không băng rôn. Chỉ có bẹ chuối xé sợi, cau tươi xếp tầng, dừa đan xen nải chuối, gài thêm trái gấc, trái sung...

Người miệt vườn thêu hoa không bằng kim chỉ, mà bằng trái lành cắt khéo từ tay nghệ nhân. Một cái cổng thôi, mà rưng rưng như cửa trời mở. Không chỉ là lối đi về nhà chồng, mà là bước qua một cuộc đời mới - nơi cây trái sống cùng người, và người gìn giữ hồn đất.

Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 3.
Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 4.

"Làm nông". Đó là nghề nhiều mồ hôi nắng lên cũng lo, mưa xuống cũng lo. Lo trái rụng, lo sâu ăn, lo nước ngập. Nhưng lạ là, dân miền Tây không than. Họ gọi đó là "làm ăn", là "nuôi đất", là "giữ gốc".

Có những người đi suốt một đời với cây. Mắt nhìn trái đoán ngọt. Ngửi gió biết mùi sâu. Rờ nhánh là biết còn mấy hôm hái được. Mỗi người như một cuốn lịch âm dày dạn, mà chẳng trang nào in chữ - chỉ toàn vết chai trên tay và dấu thời gian nằm lại sau gáy.

Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 5.

Mỗi vùng lại một thứ trái riêng, mang hồn đất khác nhau. Cai Lậy có sầu riêng Ri6 thơm nức, Vĩnh Kim có vú sữa ngọt ngào, Hòa Lộc có xoài cát ngọt thanh, Vĩnh Long bưởi Năm Roi đậm đà… Mỗi loại là một miền nhớ, một vết chân cha ông để lại.

Làm nông – là giữ không chỉ cây trái, mà còn giữ phong vị quê hương trong từng lớp đất, từng rãnh mương, từng tiếng chim hót lúc sớm. Giữ lại cái "gốc" – để dẫu có đi xa mấy, cũng biết đường quay về.

Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 6.
Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 7.

Hồi xưa, trái cây chỉ quanh quẩn bờ kênh bãi chợ. Giờ thì ra siêu thị, ra sân bay, ra thế giới. Trái thanh long giờ có hộ chiếu. Sầu riêng có tem QR. Vú sữa thì bay đi Mỹ. Xoài cát Hòa Lộc có mặt trong thực đơn ở Seoul. 

Người nước ngoài nhấp môi ăn thử, đâu hay rằng sau vị ngọt ấy là một vườn cây trĩu trái, là mùa vụ thắt lưng buộc bụng, là người đàn bà quê đứng lom khom bên gốc xoài từ hừng đông.

Trái cây bây giờ không chỉ là sản vật. Nó là đại sứ mang theo giọng nói miền Tây, nhịp sống miền quê, cái tình người Nam Bộ mà không sách vở nào tả nổi.

Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 8.
Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 9.

Mùa hè năm 2025, bắt đầu từ ngày 1/6, Khu du lịch văn hóa Suối Tiên sẽ mở cửa một cuộc hội ngộ - gọi tên là Suối Tiên Farm Festival - Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 10.

Với chủ đề "Làm nông giữ gốc - Dân tộc giữ hồn - Hội nhập thời đại", lễ hội năm nay mang hơi thở mới: vừa hiện đại, vừa gợi nhớ. Vẫn là ẩm thực mùa trái ngọt, vẫn là trò chơi dân gian, vẫn là đám cưới, đám giỗ miền sông nước - nhưng khoác lên chiếc áo trẻ trung, gần gũi với bạn trẻ. Để không ai quên rằng, trái cây không chỉ để no bụng, mà còn để đầy tim.

Mỗi mùa trái chín không chỉ là một lần đất trời trả quả, mà là một lần chúng ta trở về với cội rễ, với những điều bình dị nhất đang lặng lẽ giữ lấy hồn dân tộc giữa thời đại đang chảy quá nhanh.

Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa - Ảnh 11.


Nội dung:  S.T Farm
Hình ảnh: S.T
Thiết kế:
HẢI PHI