Ngày 17-1, lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quân dân Trường Sa sẽ cùng mừng xuân Ất Tỵ tại Nha Trang qua cầu truyền hình
Đó là những người thuộc các nhóm: người khuyết tật nhẹ là thế hệ thứ ba của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (thường gọi chất độc da cam).
Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc các đối tượng đã có trong quy định của Chính phủ tại nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Người cao tuổi thuộc diện hộ cận nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.
Người cao tuổi từ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay trợ cấp xã hội hằng tháng.
Trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có cha hoặc mẹ là người khuyết tật đặc biệt nặng hoặc có cả cha và mẹ là người khuyết tật nặng.
Trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng trợ cấp xã hội.
Ngoài ra, tỉnh Khánh Hòa cũng đã quy định bổ sung trợ cấp xã hội cho những người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Theo hướng dẫn của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa, các địa phương căn cứ theo quy định tại phụ lục IV nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1-9-2016 của Chính phủ để xác định người mắc bệnh hiểm nghèo, thực hiện trợ cấp xã hội theo quy định tại nghị quyết đã nêu của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội hằng tháng ở Khánh Hòa
Theo các nghị quyết liên quan của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, mức chuẩn trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (dành cho các đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại nghị 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ) là 400.000 đồng/tháng.
Tiền trợ cấp xã hội hằng tháng còn được tính theo hệ số quy định, khác nhau, dành cho từng đối tượng được hưởng cụ thể.
Đối với 8 nhóm đối tượng vừa được tỉnh Khánh Hòa bổ sung bảo trợ xã hội, theo quy định được trợ giúp theo hệ số 1, mỗi tháng sẽ được 400.000 đồng/người.
Ngoài ra, những người thuộc diện khó khăn vừa được bổ sung trợ giúp đó còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, và được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội của tỉnh Khánh Hòa đã nêu (tức 8 triệu đồng/người chết).
Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng đã có nghị quyết sửa đổi, bổ sung quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và một số đối tượng chính sách khác.
Theo đó, các cán bộ đương chức gồm ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các phó chủ tịch HĐND tỉnh, UBND tỉnh và phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được hỗ trợ mức chi gói khám của bệnh viện (do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh đề xuất) để khám định kỳ, mua thuốc và bồi dưỡng sức khỏe, với mức chi tối đa 20 triệu đồng/người/năm.
Các cán bộ đương chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa quản lý còn được hỗ trợ gói khám của Bệnh viện Đa khoa tỉnh tối đa 5 triệu đồng/người/năm.
Ngoài danh mục khám sức khỏe định kỳ theo gói khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (5 triệu đồng/năm) nêu trên, khi có yêu cầu chỉ định bác sĩ, các cán bộ đó còn được thực hiện thêm các kỹ thuật cận lâm sàng chuyên sâu và được hỗ trợ 100% chi phí phát sinh hoặc phần cùng chi trả 20% khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (nếu có), mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/người/năm.
Đối với nguyên ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa được hỗ trợ để khám định kỳ, mua thuốc và bồi dưỡng sức khỏe là 10 triệu đồng/người/năm.