Hạ tầng giao thông TP.HCM: Vận hội lớn từ công trình và cơ chế

Dịp 50 năm đất nước thống nhất cũng là mốc hàng loạt công trình đồ sộ của giao thông TP.HCM đã và sẽ khánh thành, khởi công. Những chính sách, cơ chế đặc biệt từ đề xuất của TP.HCM đang mở ra vận hội cho giao thông TP những nhiệm kỳ tiếp theo.
giao thông - Ảnh 1.

Công trường gói thầu XL3 dự án đường vành đai 3 TP.HCM (đoạn qua TP Thủ Đức) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đây là nhiệm kỳ mà Đảng bộ, chính quyền và ngành giao thông TP.HCM tập trung nguồn lực, đưa nhiều quyết sách, cùng sự nỗ lực cao độ của ngành giao thông TP để có nhiều công trình tầm vóc, đặc biệt.

Nhiệm kỳ nhiều dự án tầm vóc, đặc biệt

Ngay trong dịp lễ này, các

Tuyến metro số 1 đoạn qua TP Thủ Đức - Ảnh: CHÂU TUẤN

Xây nền móng, cơ chế cho các nhiệm kỳ sau

Với vị thế đầu tàu, TP.HCM có lợi thế hội tụ đủ các loại hình vận tải về đường thủy, đường bộ,

Những dự án tỉ USD đang và sẽ triển khai tại TP.HCM - Tổng hợp: ĐỨC PHÚ

Thời kỳ 2026 - 2030 sẽ là giai đoạn bùng nổ để hạ tầng giao thông TP phát triển hiện đại.

Cụ thể, trong giai đoạn 2026 - 2030, TP có kế hoạch đầu tư công 1,07 triệu tỉ đồng, trong số đó vốn dự kiến bố trí cho giao thông tới 766.000 tỉ đồng.

Sự bùng nổ này thực tế đã bắt đầu ngay từ năm 2025 khi, theo Sở Giao thông công chánh TP.HCM, trong năm 2025 tổng kế hoạch vốn đầu tư công bố trí cho ngành giao thông công chánh khoảng 36.433 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 43% so với tổng vốn đầu tư công của TP (81.149 tỉ đồng), cao hơn rất nhiều so với các năm trước.

Bên cạnh đó, Sở Giao thông công chánh sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với 140 dự án gồm 98 dự án giao thông và 42 dự án hạ tầng kỹ thuật. Dự kiến trong quý 2-2025 sẽ trình 22 dự án có quy mô lớn như cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, đường vành đai 2 (đoạn 4 từ Nguyễn Văn Linh - Hồ Học Lãm)...

TS Trần Quang Thắng - viện trưởng Viện Kinh tế quản lý TP.HCM - cho rằng khi chuẩn bị cho các dự án mở rộng, TP.HCM đang đứng trước những cơ hội rất lớn để phát triển hạ tầng giao thông, nhờ vào các chính sách và cơ chế mới được triển khai mạnh mẽ.

Đặc biệt, việc có thể sáp nhập Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương vào TP.HCM tới đây mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng về kinh tế và xã hội, tạo ra một siêu đô thị với quy mô dân số hơn 13,7 triệu người và diện tích hơn 6.700km². Điều này giúp tối ưu hóa việc kết nối hạ tầng giao thông và logistics, từ đó thúc đẩy thương mại và đầu tư.

Việc hợp nhất ba địa phương sẽ khai thác tối đa tiềm năng về dân số, đất đai và tốc độ phát triển kinh tế của từng khu vực. Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu là những trung tâm công nghiệp và cảng biển quan trọng, trong khi TP.HCM là trung tâm tài chính và thương mại. Sự kết hợp này sẽ tạo ra một hệ sinh thái kinh tế toàn diện hơn.

Đánh giá về những dự án khổng lồ của hạ tầng giao thông TP.HCM sắp tới, TS Phạm Viết Thuận - viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM - cho rằng TP.HCM phải tính toán kiện toàn tổ chức và nhân sự phù hợp để phụ trách, dẫn dắt công việc với hạ tầng giao thông.

Theo ông Thuận, việc này để đảm bảo các dự án, chính sách của hạ tầng giao thông được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả. Nhằm thực hiện được điều mà Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được đã nhấn mạnh với hạ tầng giao thông là "lộ thông, tài thông", là chìa khóa để tăng trưởng hai con số.

Hạ tầng giao thông TP.HCM: Vận hội lớn từ công trình và cơ chế - Ảnh 6.Vận hội đặc biệt của TP.HCM từ hạ tầng giao thông

Những công trình, dự án giao thông đồ sộ đang mở ra vận hội đặc biệt cho TP.HCM để phát triển hạ tầng, dẫn dắt kinh tế. Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện đầu năm với ông Trần Quang Lâm - giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề