Công ty mẹ của Uniqlo: Nhà máy tại Việt Nam chưa tốt bằng ở Trung Quốc

Trả lời báo Nikkei, CEO Tadashi Yanai của Fast Retailing cho biết công ty này sẽ không theo xu hướng chuyển dịch khỏi Trung Quốc.
CEO Fast Retailing: Nhà máy đối tác tại Việt Nam không tốt bằng ở Trung Quốc - Ảnh 1.

CEO Tadashi Yanai của Fast Retailing - Ảnh: REUTERS

Ông Tadashi Yanai, CEO của Fast Retailing (công ty mẹ của nhãn hiệu Uniqlo), cho biết hoạt động sản xuất tại Nhu cầu tiêu dùng giảm tại Mỹ tác động đến xuất khẩu hàng may mặc Đông Nam Á

"Hàng chục ngàn công nhân trẻ làm việc trong một nhà máy ở quốc gia này, không giống như những nhà máy ở Nhật Bản với chỉ khoảng 100 nhân công", ông Yanai cho hay.

Trong khi đó, Nikkei thông tin nhiều doanh nghiệp toàn cầu, trong đó có các công ty công nghệ lớn của Mỹ, đang hướng đến chiến lược "Trung Quốc cộng một" nhằm đa dạng hóa các khoản đầu tư của họ vào các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, với một số nước có tiềm năng nổi bật như Ấn Độ và Việt Nam.

Các doanh nghiệp này xét đến các yếu tố cho việc chuyển dịch như nền kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ, xung đột thương mại Mỹ - Trung, và các vấn đề khác về môi trường.

Tuy nhiên, ông Yanai nói rõ rằng Fast Retailling nói "không" với chiến lược "Trung Quốc cộng một", dù Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp tới có thể áp thuế lên đến 60% đối với hàng hóa nhập khẩu của Bắc Kinh.

"Không có cách dễ dàng để xây dựng những nhà máy quy mô lớn nhằm thay thế những cơ sở tại Trung Quốc, nơi chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm. Những nhà máy ở Việt Nam không thể tốt bằng những nhà máy ở Trung Quốc, trừ khi một lượng lớn nhân sự Nhật Bản được gửi đến", CEO Fast Retailling giải thích.

Ông Yanai tin rằng các nhà sản xuất ở Trung Quốc là các bên có thể đạt được những tiêu chí về sản xuất số lượng lớn và chất lượng cao.

Tính đến ngày 2-9-2024, trong số 397 xưởng may mặc là đối tác của Fast Retailing, có 211 xưởng ở Trung Quốc, 61 xưởng ở Việt Nam, và 26 xưởng ở Bangladesh.

Fast Retailing cũng hợp tác với 155 cơ sở sản xuất vải trên khắp thế giới, trong đó có 75 nhà máy ở Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, Fast Retailing đã gửi đội ngũ chuyên gia được gọi là Takumi đến các nhà máy đối tác ở Trung Quốc, Việt Nam, cùng nhiều quốc gia khác, nhằm cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật như kỹ thuật nhuộm và may cho công nhân.

Ông Yanai không nêu cụ thể tên quốc gia có một số nhà máy hoạt động "không tốt lắm" so với các đối tác sản xuất của Fast Retailing tại Trung Quốc.

Ông nói các nhà máy này dù không đảm bảo đầu ra chất lượng cao, nhưng vẫn phục vụ được cho một số nhà bán lẻ thời trang khác với các sản phẩm được bán ở thị trường châu Âu và Mỹ.

"Nhật Bản có nền văn hóa đại chúng hàng đầu thế giới, và người dân rất khắt khe với (chất lượng) trang phục bất kể giá cả", ông Yanai nhấn mạnh.

CEO Fast Retailing: Nhà máy đối tác tại Việt Nam không tốt bằng ở Trung Quốc - Ảnh 2.Ngành bán lẻ may mặc toàn cầu tìm cách 'vượt bão' từ Biển Đỏ

Tình huống 'tắc nghẽn' chuỗi cung ứng do khủng hoảng ở Biển Đỏ bắt đầu 'làm khó' các nhà bán lẻ, đặc biệt là ngành hàng thời trang châu Âu, có xu hướng nhạy cảm về thời gian.