Công trình 10 tỷ USD lớn gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp, kết nối ASEAN dần hiện hình, láng giềng Việt Nam quyết lập kỷ lục mới với loạt công nghệ hay

Kênh đào hơn 10 tỷ USD của Trung Quốc, tham vọng kết nối các nước ASEAN đang dần hình thành.
Công trình 10 tỷ USD lớn gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp, kết nối ASEAN dần hiện hình, láng giềng Việt Nam quyết lập kỷ lục mới với loạt công nghệ hay- Ảnh 1.

Theo Tân Hoa Xã, được khởi công vào tháng 8 năm 2022 và dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2026, kênh đào Bình Lục là một dự án quan trọng tại khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Đồng thời, đây là dự án trọng điểm của Hành lang thương mại đường bộ - đường biển quốc tế mới, một tuyến đường thương mại và hậu cần quan trọng kết nối các khu vực cấp tỉnh ở miền tây Trung Quốc và các nước ASEAN.

Kênh đào này có khoản đầu tư theo kế hoạch là 72,7 tỷ NDT (khoảng 10,1 tỷ USD). Tuyến đường thủy dài 134,2 km này trải dài từ hồ chứa nước Xijin ở thành phố Hengzhou đến cảng Qinzhou ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc.

Đáng chú ý, dự án kênh đào nhân tạo lớn nhất thế giới đang được Trung Quốc xây dựng với lượng đất đá cần đào khoảng 340 triệu m3, gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp.

Kênh đào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu qua hệ thống sông Tây Giang đến các cảng ở Vịnh Bắc Bộ của Quảng Tây, thay vì phải đi qua tỉnh Quảng Đông lân cận. Sự thay đổi chiến lược này dự kiến sẽ giảm đáng kể khoảng cách vận chuyển khoảng 560 km.

Kênh đào Bình Lục sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số tiên tiến trong quá trình xây dựng và vận hành. Trong đó có giải pháp về giao thông kết hợp sông - biển thông minh, giám sát an toàn cơ sở hạ tầng và quản lý logistics hiện đại. Quá trình giám sát thông minh và kiểm soát an toàn được triển khai để đảm bảo tính bền vững và an toàn trong suốt quá trình khai thác .

Bên cạnh đó, khu vực cảng liên quan đến kênh đào còn sử dụng xe tải không người lái và cảng container tự động tại Khâm Châu. Các xe tải này được điều khiển hoàn toàn tự động, giúp nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa và rút ngắn thời gian vận tải từ Quảng Tây đến các nước Đông Nam Á .

Theo cơ quan chức năng Trung Quốc, kênh đào Bình Lục được cho là có khả năng vận chuyển 108 triệu tấn hàng hóa vào năm 2035, tăng lên 130 triệu tấn vào năm 2050. Cùng với đó, con kênh sẽ chủ yếu vận chuyển than đá, khoáng sản, xi măng, ngũ cốc, khai khoáng, vật liệu xây dựng và container.

Tính đến nay, kênh đào Bình Lục đã dần hình thành.

Công trình 10 tỷ USD lớn gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp, kết nối ASEAN dần hiện hình, láng giềng Việt Nam quyết lập kỷ lục mới với loạt công nghệ hay- Ảnh 2.

Công trường xây dựng ngã ba kênh đào Bình Lục ở Tần Châu, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc.

Công trình 10 tỷ USD lớn gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp, kết nối ASEAN dần hiện hình, láng giềng Việt Nam quyết lập kỷ lục mới với loạt công nghệ hay- Ảnh 3.

Công trường xây dựng một cây cầu bắc qua kênh đào Bình lục.

Công trình 10 tỷ USD lớn gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp, kết nối ASEAN dần hiện hình, láng giềng Việt Nam quyết lập kỷ lục mới với loạt công nghệ hay- Ảnh 4.

Công trình 10 tỷ USD lớn gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp, kết nối ASEAN dần hiện hình, láng giềng Việt Nam quyết lập kỷ lục mới với loạt công nghệ hay- Ảnh 5.

Công trường xây dựng một tuyến đường thủy của kênh đào Bình Lục

Công trình 10 tỷ USD lớn gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp, kết nối ASEAN dần hiện hình, láng giềng Việt Nam quyết lập kỷ lục mới với loạt công nghệ hay- Ảnh 6.

Công trình 10 tỷ USD lớn gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp, kết nối ASEAN dần hiện hình, láng giềng Việt Nam quyết lập kỷ lục mới với loạt công nghệ hay- Ảnh 7.