
Gia đình McNamara
Tập 2
Cha con McNamara
Chúng ta không ngừng tìm kiếm hòa bình
Trong chuyến thăm Việt Nam để quay Cuộc đọ sức của ý chí, Craig đã đi nhiều tỉnh, thành, thăm lại chiến trường cũ của cha. Ông cũng gặp những cựu chiến binh giai đoạn đó cũng như nhiều người dân Việt Nam, nghe về chiến dịch Ranch Hand - phun hóa chất khai quang của không quân Mỹ xuống Việt Nam từ năm 1962 đến 1971.
Ông tự hỏi: "Liệu thời điểm đó ông ấy có hiểu mức độ độc hại của những chất này? Cha có biết rằng hành động của mình sẽ để lại những hệ lụy độc hại cho thiên nhiên, cho con người, cho sự sống?".
Craig kể nỗi đau ấy quá sâu sắc và nghẹn ngào, đến mức 8 năm trước, ông thậm chí "không thể thốt lên hai tiếng Việt Nam mà không bật khóc".
Trong chuyến đi này ông cũng về thăm lại làng Sơn Mỹ, nơi diễn ra thảm sát Mỹ Lai. "Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy thách thức. Bài học từ Mỹ Lai giúp chúng ta tìm kiếm hòa bình cho thế giới", ông nói.



Cuộc gặp ở thung lũng Ia Đrăng - Ảnh chụp màn hình
Ông cũng mang theo lá cờ năm xưa, trao lại cho những đồng đội của người chiến sĩ đã hy sinh ấy.
Hai cựu chiến binh Việt Nam và người con của kẻ thù ở bên kia chiến tuyến trước đây, giờ ôm nhau khóc sau nửa thế kỷ ngay tại thung lũng Ia Đrăng (Gia Lai) - nơi diễn ra trận đánh la Đrăng tháng 11-1965.
"Ở bất cứ nơi nào tôi đến trong những ngày qua, tôi đều cảm nhận được một tinh thần chung đó là khát vọng hòa bình, là sự sẵn lòng cùng nhau hàn gắn, là sự sẵn lòng bước đi cùng nhau", ông Craig McNamara nói "đó là một món quà quý giá".
Với ông, thông điệp quan trọng nhất mang về Mỹ là sự tha thứ, là người Việt Nam sẵn sàng tha thứ. Và cuối cùng ông cũng phải học cách tha thứ cho chính mình và "tôi tha thứ cho cha tôi", Craig nói.
