
Lưu lượng xe đoạn TP.HCM - Long Thành đã vượt lưu lượng thiết kế - Ảnh: CHÂU TUẤN
Cụ thể, để khẩn trương triển khai đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành thuộc Tăng phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ ngày 5-5ĐỌC NGAY
Bộ Xây dựng cho biết đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây do VEC làm chủ đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2014, với quy mô 4 làn xe, hiện nay đã bắt đầu mãn tải.
Đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (km0 - km25+920), nhu cầu vận tải vượt 25% so với năng lực thông hành 4 làn xe hiện tại.
Với lưu lượng xe trên đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành liên tục tăng cao (trung bình khoảng 10,82%/năm), đoạn cao tốc này đã vượt năng lực thiết kế (mãn tải) đối với 4 làn xe.
Kể cả sau khi đưa đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vào khai thác toàn tuyến (năm 2026), nhu cầu vận tải trên cao tốc TP.HCM - Long Thành vẫn vượt 25% năng lực thiết kế của 4 làn xe.
Như vậy, với quy mô 4 làn xe hiện tại, đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành không đáp ứng được nhu cầu vận tải và đặc biệt là khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 đi vào khai thác. Do đó, việc nghiên cứu đầu tư dự án mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành là rất cần thiết và cấp bách.
Theo phương án của VEC đã được các bộ ngành chấp thuận, đoạn 4,844km từ cầu cạn vành đai 2 đến vành đai 3 của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ mở rộng từ 4 làn xe lên 8 làn xe; đoạn từ vành đai 3 đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (km25+920), dài 17,07km, mở rộng từ 4 làn xe lên 10 làn xe vận tốc thiết kế 120km/h.
Theo báo cáo của VEC, dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 16.314 tỉ đồng với cơ cấu nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước 6.500 tỉ đồng, vốn VEC huy động 9.814 tỉ đồng (1.987 tỉ đồng vốn tự có của VEC, 6.850 tỉ đồng vốn vay), lãi vay trong thời gian xây dựng 977 tỉ đồng.
