
Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Nguyễn Quang Dũng - Ảnh: GIA HÂN
Phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 của ngành nội vụ, giám đốc Sở Nội vụ Thái Nguyên Nguyễn Quốc Hữu cho biết khối lượng công việc của ngành nội vụ trước và sau khi triển khai mô hình
Giám đốc Sở Nội vụ Thái Nguyên Nguyễn Quốc Hữu - Ảnh: GIA HÂN
Điều kiện trở thành công chức
Trao đổi lại sau đó, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Phan Trung Tuấn cho biết đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, Bộ đã tham mưu Ban Chỉ đạo của Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn một số nội dung liên quan.
Theo đó, căn cứ kết luận của cấp có thẩm quyền sẽ kéo dài thời gian hoạt động của người hoạt động không chuyên trách cấp xã đến trước ngày 31-5-2026.
Ông Tuấn nói quá trình bố trí đội ngũ này tham gia hỗ trợ hoạt động của hệ thống chính trị tại xã đã được quy định cụ thể ở văn bản của Ban Chỉ đạo của Chính phủ.
Ông thông tin thêm rằng nghị định 170/2025 vừa qua đã quy định người hoạt động không chuyên trách cấp xã là một trong các đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức.
Tuy nhiên phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện về vị trí việc làm, biên chế của chính quyền địa phương cấp xã.
Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ Nguyễn Quang Dũng cho biết Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ quy định tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách cấp xã và đội viên, thanh niên trí thức trẻ có hợp đồng phù hợp vào công chức cấp xã, cấp tỉnh.
Tuy nhiên việc tiếp nhận phải tuân thủ quy định của Luật Cán bộ, công chức. Nghĩa là phải căn cứ vào vị trí việc làm và chỉ tiếp nhận khi có biên chế, không phải ai cũng được chuyển thành công chức.
Ông Nguyễn Quang Dũng thừa nhận hiện nay nhiều địa phương như Đà Nẵng, Lâm Đồng thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực như kế toán, công nghệ thông tin, địa chính - xây dựng.
Nguyên nhân do trước đây cán bộ cấp xã chủ yếu đảm nhiệm các công việc hành chính, ít được đào tạo bài bản.
Bộ Nội vụ đề xuất các địa phương áp dụng một số giải pháp như luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tỉnh, huyện về xã để hỗ trợ trực tiếp. Tổ chức đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch tập huấn, Bộ sẽ phối hợp cùng các địa phương thực hiện.
Đối với lĩnh vực chuyên sâu như công nghệ thông tin có thể ký hợp đồng để đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc.
Ông Dũng thông tin Bộ đang xây dựng quy định thay thế nghị định 62 về vị trí việc làm, biên chế công chức, nhằm trao quyền chủ động hơn cho các địa phương trong sử dụng, quản lý công chức phù hợp với thực tiễn.
Trong thời gian chờ quy định mới, các địa phương vẫn căn cứ vào nghị định 62 và các văn bản liên quan.
