Bạch Tuyết bị chỉ trích quá tàn ác vì gây ô nhiễm môi trường nặng

Theo The Guardian, quá trình quay phim Nàng Bạch Tuyết ở Anh đã phát sinh lượng khí thải nhà kính cao hơn cả phần phim mới nhất của Fast and Furious.
Bạch Tuyết - Ảnh 1.

Nàng Bạch Tuyết của Disney gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn cả Fast X - Ảnh: Disney

Tại sự kiện công chiếu

Fast X sử dụng nhiều siêu xe tiêu hao nhiên liệu nhưng lượng khí thải ra vẫn thua Nàng Bạch Tuyết - Ảnh: IMDb

Trong khi đó, mặc dù bom tấn

Nàng Bạch Tuyết và Nàng tiên cá là những phim gây ô nhiễm nhất của Disney được sản xuất tại Vương quốc Anh kể từ năm 2019 - Ảnh: Disney

Riêng từng bộ phim cũng thải ra nhiều khí nhà kính hơn tổng lượng phát thải thường niên của công viên giải trí Blackpool Pleasure Beach và sân vận động O2 Arena ở London.

Thực tế, trong ngành điện ảnh, những dự án có quy mô lớn và đầu tư mạnh tay như vậy thường gọi là các phim "trụ cột".

Một nguồn tin thân cận với Disney từng cho biết: lượng khí thải khoảng 2.600 tấn CO2 tương đương là mức “chấp nhận được” đối với một tác phẩm thuộc nhóm các phim "trụ cột". Tuy nhiên, Nàng tiên cá lại gấp đôi ngưỡng đó, còn Nàng Bạch Tuyết vượt quá 62%.

Tờ Daily Mail cho rằng ê kíp Nàng Bạch Tuyết "quá tàn ác" vì gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhà phê bình Brian Viner chỉ chấm phim hai sao, mô tả đây là một tác phẩm "lẫn lộn đến đau đầu".

Trailer Nàng Bạch Tuyết

Một phần nguyên nhân đến từ việc Nàng Bạch Tuyết được quay nhiều ở bối cảnh thực địa thay vì trong phim trường, dẫn đến nhu cầu sử dụng máy phát điện di động tăng cao.

Riêng phần nhiên liệu cho các máy phát điện di động chiếm phần lớn năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất cả hai phim. Dù vậy, lượng phát thải thực tế có thể đã cao hơn nếu ê kíp không chủ động sử dụng máy phát điện chạy bằng pin.

Hãng phim cho biết đoàn phim sử dụng xe điện cho nhân viên và chỉ thuê nguyên chuyến bay khi cần thiết, nhằm giảm lượng khí thải so với việc mua nhiều vé máy bay riêng lẻ.

Bạch Tuyết - Ảnh 4.

Nàng Bạch Tuyết được quay nhiều ở bối cảnh thực tế, dẫn đến việc phải dùng đến nhiều máy phát điện di động - Ảnh: Disney

Tuy nhiên, số liệu công bố trên chỉ bao gồm lượng phát thải tại Anh, đồng nghĩa tác động thực tế của Nàng Bạch Tuyết có thể còn cao hơn do chưa tính đến phần khí thải từ các hoạt động quốc tế.

Bạch Tuyết lỗi thời hàng thập niên?Bạch Tuyết thất bại, Tangled hoãn vô thời hạn: Disney và những nỗi lo với live-action

Có thể thấy những chi tiết này càng làm dấy lên lo ngại rằng các bộ phim bom tấn dù hướng đến giá trị nhân văn hay tiến bộ vẫn có thể để lại "dấu chân carbon" khổng lồ - điều mà ngành công nghiệp điện ảnh khó có thể phớt lờ trong kỷ nguyên của biến đổi khí hậu.

Hiện truyền thông quốc tế đang chỉ trích Disney nặng nề và phía nhà Chuột vẫn chưa đưa ra phản hồi về vụ việc này.

Nàng Bạch Tuyết là phiên bản live-action mới nhất của Disney. Nữ diễn viên Rachel Zegler (từ West side story) vào vai chính và Gal Gadot (Wonder woman) hóa thân thành mụ hoàng hậu độc ác.

Tuy nhiên, phim liên tục vướng vào tranh cãi - từ phát ngôn chính trị của nữ chính đến cách xây dựng nhân vật bảy chú lùn.

Nàng Bạch Tuyết cũng phải hứng chịu thêm một cú sốc đầy ê chề khi chỉ đạt điểm số 1.5 trên IMDb - một trong những mức đánh giá thấp nhất mọi thời đại.

Theo báo cáo, phim có nguy cơ lỗ đến 115 triệu USD khi doanh thu chỉ đạt 145 triệu USD so với kinh phí sản xuất lên tới 260 triệu USD.

Dù là sản phẩm của hãng phim Mỹ, cả Nàng Bạch Tuyết và Nàng tiên cá đều được quay tại Pinewood Studios, nằm ở ngoại ô London.

Nàng Bạch Tuyết của Disney bị chỉ trích quá tàn ác vì gây ô nhiễm môi trường nặng - Ảnh 5.Hollywood khởi đầu năm 2025 thất vọng: Bạch Tuyết, Captain America 4, Mickey 17 thua lỗ

Những bom tấn Hollywood quý 1-2025 như Captain America 4, Mickey 17 và Bạch Tuyết đều có doanh thu ảm đạm, báo hiệu một khởi đầu khó khăn cho nền công nghiệp điện ảnh Mỹ.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề